Social Items

Trong hoạt động sống hàng ngày, nhiều khi con nhỏ phạm phải những điều sai trái làm cha mẹ nổi giận và muốn phạt con. Tuy nhiên, với lứa tuổi non nớt và sự nhận thức chưa hoàn thiện thì việc mắng, phạt con sẽ chỉ làm con thêm hư và bất trị. Vì thế, thay vì quát mắng hay phạt con, cha mẹ hãy tìm các phương pháp ứng xử để con tự nhận ra sai lỗi của mình và tự sửa sai, tránh để con nghĩ "mình không sai mà tại sao lại phạt mình". Đánh mắng trẻ chưa bao giờ là cách dạy con hay.

Sau đây là câu chuyện thực tế của bé Tít và Mít chơi cùng nhau, hai bé đang chơi vui vẻ với nhau thì do nghịch ngợm Tít làm hư đồ chơi của Mít, khiến Mít khóc nức nở. Mẹ của Tít ngay lập tức quát mắng con " Sao con nghịch ngợm như vậy, mau xin lỗi Mít ngay". Thế là Tít và Mít làm hòa. Trong mắt người lớn sự việc có vẻ đơn giản và dễ giải quyết, nhưng liệu Bi có thấy như vậy là thỏa đáng và nghĩ mình sai hay không? 

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

Để tránh trường hợp cha mẹ quá vội vàng quát mắng con, làm con cảm thấy mình bị oan ức và ức chế, không hiểu mình đã sai ở điểm gì thì cha mẹ hãy thử hỏi con 8 câu hỏi giúp con nhận ra sai lỗi tốt hơn nhé.

1. Cho trẻ cơ hội trình bày bằng câu hỏi "Chuyện gì đã xảy ra?"

Trước khi chưa nghe hết câu chuyện, cha mẹ chớ vội trách mắng và buộc tội con. Bạn nên bình tĩnh nghe hết sự việc từ trẻ và suy xét một cách khách quan để có những quyết định xử trí đúng đắn.

Hãy để trẻ có cơ hội nói và trình bày, ngay cả khi trẻ thực sự sai. Để con tự nói thì con sẽ dễ nhận ra lỗi hơn vì con đã được giải thích và tự suy nghĩ.

2. Giúp con bộc lộ cảm xúc bằng câu hỏi "Con thấy thế nào?"

Sau khi hiểu hết chuyện gì đã xảy ra, cha mẹ cũng chưa nên phạt con, hãy bắt đầu nghe đến cảm nhận của con. Vì ngay thười điểm đó cho dù bạn có dạy dỗ như thế nào thì trẻ cũng khó mà tiếp thu được. Vì trẻ đang trong trạng thái xúc động, bị kích thích và thấy tức giận nên mọi điều nói ra chỉ khiến trẻ phản ứng cực đoan hơn.

Nếu chúng ta muốn con cái lắng nghe ý kiến của mình, thì trước tiên chúng ta phải đồng cảm với xúc cảm của con trước và giúp con bình tĩnh lại.

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

3. Biết được suy nghĩ bên trong của con bằng câu hỏi "Con muốn làm gì?"

Lúc này, các cảm xúc tiêu cực của trẻ vẫn chưa dứt nên có thể trẻ sẽ có những lời gây sốc, cha mẹ hãy cố gắng tiếp thu một cách bình tĩnh và những câu hỏi tiếp theo.

4. Cho trẻ nói theo cách của mình với câu hỏi "Vậy con nghĩ nên giải quyết thế nào?"

Ở giai đoạn này, cha mẹ nên tôn trọng "lời nói của con nhỏ", bạn cần thể hiện rằng mình đang lắng nghe và cùng trẻ tìm cách giải quyết. Cha mẹ phải hướng dẫn để con được định hướng đúng cho hành động tiếp theo của mình.

5. Hướng dẫn trẻ suy nghĩ về kết quả "Nếu con làm như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?"

Hãy để trẻ có thời gian suy nghĩ về hậu quả của sự việc và hiểu rằng trẻ phải có trách nhiệm với việc làm của mình. Nếu lúc này, trẻ vẫn chưa suy nghĩ sáng suốt thì cha mẹ hãy giúp trẻ thấy được những hậu quả có thể xảy ra nếu con làm thế.

6. Để trẻ tự suy nghĩ về hành động tiếp theo - "Con quyết định làm gì?"

Sau khi phân tích hết tất cả hậu quả và tình huống, trẻ sẽ cân nhắc các ưu, khuyết điểm và chọn được giải pháp tốt nhất. Dù giải pháp trẻ lựa chọn có phần chưa làm hài lòng cha mẹ thì bạn hãy kiên nhẫn tôn trọng con, giúp con có niềm tin vào cha mẹ.

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

7. Làm chỗ dựa cho con với câu hỏi "Con muốn bố (mẹ) làm gì?"

Trở thành điểm tựa đầy tin tưởng cho trẻ sẽ giúp cha mẹ gắn kết và gần gũi con hơn, nhờ đó mà dạy dỗ con tốt hơn. Thay vì bắt con chịu phạt, cha mẹ phải để con tự giải quyết hậu quả của mình, lúc nào con không thể tự làm thì cha mẹ mới giải quyết cùng.

>> Xem thêm: 5 trường hợp đối phó với một đứa trẻ ương bướng và lì lợm

8. Cho trẻ học cách phản xạ bằng câu hỏi "Lần sau con có làm vậy nữa không?"

Sau khi tất cả sự việc kết thúc, hãy cho trẻ tự kiểm tra bản thân. Cho con tự suy nghĩ về lỗi lầm của mình và tự khắc phục không phạm lỗi nữa. Lúc này cha mẹ sẽ hỏi con "Con có hứa không phạm lỗi nữa không?" tiếp đó con sẽ trả lời là "không", đến lúc này vấn đề cơ bản đã được giải quyết.

Dạy con thật sự rất cần tính kiên nhẫn. Khi con cái mắc lỗi, phải giúp con nhận ra lỗi, con sai ở chỗ nào. Để trẻ tự chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình và tự tránh không lặp lại sai lầm nữa.

 

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai trước khi phải xử phạt bé

Trong hoạt động sống hàng ngày, nhiều khi con nhỏ phạm phải những điều sai trái làm cha mẹ nổi giận và muốn phạt con. Tuy nhiên, với lứa tuổi non nớt và sự nhận thức chưa hoàn thiện thì việc mắng, phạt con sẽ chỉ làm con thêm hư và bất trị. Vì thế, thay vì quát mắng hay phạt con, cha mẹ hãy tìm các phương pháp ứng xử để con tự nhận ra sai lỗi của mình và tự sửa sai, tránh để con nghĩ "mình không sai mà tại sao lại phạt mình". Đánh mắng trẻ chưa bao giờ là cách dạy con hay.

Sau đây là câu chuyện thực tế của bé Tít và Mít chơi cùng nhau, hai bé đang chơi vui vẻ với nhau thì do nghịch ngợm Tít làm hư đồ chơi của Mít, khiến Mít khóc nức nở. Mẹ của Tít ngay lập tức quát mắng con " Sao con nghịch ngợm như vậy, mau xin lỗi Mít ngay". Thế là Tít và Mít làm hòa. Trong mắt người lớn sự việc có vẻ đơn giản và dễ giải quyết, nhưng liệu Bi có thấy như vậy là thỏa đáng và nghĩ mình sai hay không? 

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

Để tránh trường hợp cha mẹ quá vội vàng quát mắng con, làm con cảm thấy mình bị oan ức và ức chế, không hiểu mình đã sai ở điểm gì thì cha mẹ hãy thử hỏi con 8 câu hỏi giúp con nhận ra sai lỗi tốt hơn nhé.

1. Cho trẻ cơ hội trình bày bằng câu hỏi "Chuyện gì đã xảy ra?"

Trước khi chưa nghe hết câu chuyện, cha mẹ chớ vội trách mắng và buộc tội con. Bạn nên bình tĩnh nghe hết sự việc từ trẻ và suy xét một cách khách quan để có những quyết định xử trí đúng đắn.

Hãy để trẻ có cơ hội nói và trình bày, ngay cả khi trẻ thực sự sai. Để con tự nói thì con sẽ dễ nhận ra lỗi hơn vì con đã được giải thích và tự suy nghĩ.

2. Giúp con bộc lộ cảm xúc bằng câu hỏi "Con thấy thế nào?"

Sau khi hiểu hết chuyện gì đã xảy ra, cha mẹ cũng chưa nên phạt con, hãy bắt đầu nghe đến cảm nhận của con. Vì ngay thười điểm đó cho dù bạn có dạy dỗ như thế nào thì trẻ cũng khó mà tiếp thu được. Vì trẻ đang trong trạng thái xúc động, bị kích thích và thấy tức giận nên mọi điều nói ra chỉ khiến trẻ phản ứng cực đoan hơn.

Nếu chúng ta muốn con cái lắng nghe ý kiến của mình, thì trước tiên chúng ta phải đồng cảm với xúc cảm của con trước và giúp con bình tĩnh lại.

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

3. Biết được suy nghĩ bên trong của con bằng câu hỏi "Con muốn làm gì?"

Lúc này, các cảm xúc tiêu cực của trẻ vẫn chưa dứt nên có thể trẻ sẽ có những lời gây sốc, cha mẹ hãy cố gắng tiếp thu một cách bình tĩnh và những câu hỏi tiếp theo.

4. Cho trẻ nói theo cách của mình với câu hỏi "Vậy con nghĩ nên giải quyết thế nào?"

Ở giai đoạn này, cha mẹ nên tôn trọng "lời nói của con nhỏ", bạn cần thể hiện rằng mình đang lắng nghe và cùng trẻ tìm cách giải quyết. Cha mẹ phải hướng dẫn để con được định hướng đúng cho hành động tiếp theo của mình.

5. Hướng dẫn trẻ suy nghĩ về kết quả "Nếu con làm như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?"

Hãy để trẻ có thời gian suy nghĩ về hậu quả của sự việc và hiểu rằng trẻ phải có trách nhiệm với việc làm của mình. Nếu lúc này, trẻ vẫn chưa suy nghĩ sáng suốt thì cha mẹ hãy giúp trẻ thấy được những hậu quả có thể xảy ra nếu con làm thế.

6. Để trẻ tự suy nghĩ về hành động tiếp theo - "Con quyết định làm gì?"

Sau khi phân tích hết tất cả hậu quả và tình huống, trẻ sẽ cân nhắc các ưu, khuyết điểm và chọn được giải pháp tốt nhất. Dù giải pháp trẻ lựa chọn có phần chưa làm hài lòng cha mẹ thì bạn hãy kiên nhẫn tôn trọng con, giúp con có niềm tin vào cha mẹ.

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

7. Làm chỗ dựa cho con với câu hỏi "Con muốn bố (mẹ) làm gì?"

Trở thành điểm tựa đầy tin tưởng cho trẻ sẽ giúp cha mẹ gắn kết và gần gũi con hơn, nhờ đó mà dạy dỗ con tốt hơn. Thay vì bắt con chịu phạt, cha mẹ phải để con tự giải quyết hậu quả của mình, lúc nào con không thể tự làm thì cha mẹ mới giải quyết cùng.

>> Xem thêm: 5 trường hợp đối phó với một đứa trẻ ương bướng và lì lợm

8. Cho trẻ học cách phản xạ bằng câu hỏi "Lần sau con có làm vậy nữa không?"

Sau khi tất cả sự việc kết thúc, hãy cho trẻ tự kiểm tra bản thân. Cho con tự suy nghĩ về lỗi lầm của mình và tự khắc phục không phạm lỗi nữa. Lúc này cha mẹ sẽ hỏi con "Con có hứa không phạm lỗi nữa không?" tiếp đó con sẽ trả lời là "không", đến lúc này vấn đề cơ bản đã được giải quyết.

Dạy con thật sự rất cần tính kiên nhẫn. Khi con cái mắc lỗi, phải giúp con nhận ra lỗi, con sai ở chỗ nào. Để trẻ tự chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình và tự tránh không lặp lại sai lầm nữa.

 

Không có nhận xét nào