Social Items

 

Trẻ em từ lúc còn rất bé, ngay khi chỉ mới từ 1-3 tuổi đã bắt đầu quá trình nhận thức và phát triển tư duy một cách mạnh mẽ. Khả năng cảm nhận và hứng thú với các con số cũng vậy, nếu cha mẹ biết cách tác động theo cách phù hợp, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và yêu thích toán học ngay từ khi còn rất nhỏ.

Cha mẹ có thể lồng ghép và đưa toán học vào các hoạt động vui chơi, trò chơi, sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ tiếp xúc làm quen. Dần dần trẻ sẽ trở nên yêu thích và thấy được tầm quan trọng của toán học.
Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số


1. Đưa toán học vào các cuộc giao tiếp và trò chuyện bình thường với trẻ

Ở độ tuổi từ 1-3 khả năng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ rất nhanh và mạnh, nên trẻ rất hoạt ngôn và thích nói chuyện với bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên khéo léo đưa các khái niệm toán học vào những câu chuyện và câu nói của mình phù hợp với nội dung , tình huống nói, kể chuyện như:

- Miêu tả những thứ mà trẻ và bố mẹ đang cùng xem hoặc cùng làm bằng các khái niệm toán học. Ví dụ: “xem mẹ đang cầm trên tay mấy món đồ chơi nè”

- Cha mẹ nên dùng toán vào miêu tả khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Ví dụ “bố cắt quả bơ làm đôi để con ăn nhé”

- Khi dắt hoặc bế trẻ đi dạo bố mẹ nên chỉ và đọc các con số trên đường nhìn thấy cho trẻ nghe

- Khi đưa trẻ ra ngoài cùng, cha mẹ nên nói đến khái niệm khoảng cách xa và gần. Ví dụ: “Mẹ con mình tìm cái xích đu ngoài trời nào gần đây, để cho con ngồi chơi nhé”

- Thường xuyên nói với trẻ về những việc diễn ra vào các thời điểm cụ thể trong ngày. Ví dụ: “Mẹ đưa con ra sân chơi ngoài trời lúc 7h để thư giãn xíu nhé”

2. Đưa toán học vào các hoạt động, sinh hoạt thường ngày

Sau đây là một số gợi ý để bố mẹ đưa toán học vào các việc thường ngày:

- Khuyến khích trẻ đếm các đồ vật và đồ chơi khi sử dụng hàng ngày, nhằm tạo thói quen tập đếm cho trẻ.

- Khi cho trẻ đi siêu thị hoặc vào các khu vui chơi trẻ em hãy cùng đếm số các bước chân ngắt quãng, số bậc thang,…vv

Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

- Đo chiều cao, cân nặng cho trẻ và giải thích về việc đo đạc này với trẻ.

- Khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu các món ăn đơn giản và cho trẻ thực tập cân, đo, đong, đếm,…

3. Đưa toán học lồng ghép vào các trò chơi

Với trẻ nhỏ vui chơi chính là bản năng cần được quan tâm và chăm chút, nên bố mẹ hãy kết hợp toán học vào chính các trò chơi để trẻ thấy hào hứng và không nhàm chán như cách học thông thường. Cùng xem một số gợi ý như sau:

- Cho trẻ hòa mình và dạo chơi gần gũi với thiên nhiên, đồng thời cùng trẻ nhặt các nhành cây, chiếc lá hay viên đá…, rồi xếp chúng theo hình dạng, màu sắc, kích thước để trẻ phân biệt và đếm.

- Cho trẻ chơi bài và các trò chơi làm quen với toán hoặc xếp hình, lắp ghép có dạng hình học và số như: lego, đô mi nô…

- Cho trẻ chơi một số trò dân gian có kết hợp cả vận động và đếm số như: ô ăn quan, nhảy lò cò…

- Cùng trẻ chơi trò đua ô tô đồ chơi và dạy trẻ thứ hạng về đích: Nhất, nhì, ba…

- Giúp trẻ sắp xếp các món đồ chơi theo mức độ yêu thích từ thấp đến cao

Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

Bố mẹ nên thường xuyên áp dụng khéo léo các khái niệm toán học cùng những thứ trẻ thích nhất như: ô tô đồ chơi, búp bê, đồ chơi đồ hàng, rô bốt…Có như vậy, trẻ mới hứng thú và dần xây dựng được niềm đam mê lâu dài.

>> Xem thêm: 8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai trước khi phải xử phạt bé

Bật mí phương pháp giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

 

Trẻ em từ lúc còn rất bé, ngay khi chỉ mới từ 1-3 tuổi đã bắt đầu quá trình nhận thức và phát triển tư duy một cách mạnh mẽ. Khả năng cảm nhận và hứng thú với các con số cũng vậy, nếu cha mẹ biết cách tác động theo cách phù hợp, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và yêu thích toán học ngay từ khi còn rất nhỏ.

Cha mẹ có thể lồng ghép và đưa toán học vào các hoạt động vui chơi, trò chơi, sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ tiếp xúc làm quen. Dần dần trẻ sẽ trở nên yêu thích và thấy được tầm quan trọng của toán học.
Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số


1. Đưa toán học vào các cuộc giao tiếp và trò chuyện bình thường với trẻ

Ở độ tuổi từ 1-3 khả năng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ rất nhanh và mạnh, nên trẻ rất hoạt ngôn và thích nói chuyện với bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên khéo léo đưa các khái niệm toán học vào những câu chuyện và câu nói của mình phù hợp với nội dung , tình huống nói, kể chuyện như:

- Miêu tả những thứ mà trẻ và bố mẹ đang cùng xem hoặc cùng làm bằng các khái niệm toán học. Ví dụ: “xem mẹ đang cầm trên tay mấy món đồ chơi nè”

- Cha mẹ nên dùng toán vào miêu tả khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Ví dụ “bố cắt quả bơ làm đôi để con ăn nhé”

- Khi dắt hoặc bế trẻ đi dạo bố mẹ nên chỉ và đọc các con số trên đường nhìn thấy cho trẻ nghe

- Khi đưa trẻ ra ngoài cùng, cha mẹ nên nói đến khái niệm khoảng cách xa và gần. Ví dụ: “Mẹ con mình tìm cái xích đu ngoài trời nào gần đây, để cho con ngồi chơi nhé”

- Thường xuyên nói với trẻ về những việc diễn ra vào các thời điểm cụ thể trong ngày. Ví dụ: “Mẹ đưa con ra sân chơi ngoài trời lúc 7h để thư giãn xíu nhé”

2. Đưa toán học vào các hoạt động, sinh hoạt thường ngày

Sau đây là một số gợi ý để bố mẹ đưa toán học vào các việc thường ngày:

- Khuyến khích trẻ đếm các đồ vật và đồ chơi khi sử dụng hàng ngày, nhằm tạo thói quen tập đếm cho trẻ.

- Khi cho trẻ đi siêu thị hoặc vào các khu vui chơi trẻ em hãy cùng đếm số các bước chân ngắt quãng, số bậc thang,…vv

Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

- Đo chiều cao, cân nặng cho trẻ và giải thích về việc đo đạc này với trẻ.

- Khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu các món ăn đơn giản và cho trẻ thực tập cân, đo, đong, đếm,…

3. Đưa toán học lồng ghép vào các trò chơi

Với trẻ nhỏ vui chơi chính là bản năng cần được quan tâm và chăm chút, nên bố mẹ hãy kết hợp toán học vào chính các trò chơi để trẻ thấy hào hứng và không nhàm chán như cách học thông thường. Cùng xem một số gợi ý như sau:

- Cho trẻ hòa mình và dạo chơi gần gũi với thiên nhiên, đồng thời cùng trẻ nhặt các nhành cây, chiếc lá hay viên đá…, rồi xếp chúng theo hình dạng, màu sắc, kích thước để trẻ phân biệt và đếm.

- Cho trẻ chơi bài và các trò chơi làm quen với toán hoặc xếp hình, lắp ghép có dạng hình học và số như: lego, đô mi nô…

- Cho trẻ chơi một số trò dân gian có kết hợp cả vận động và đếm số như: ô ăn quan, nhảy lò cò…

- Cùng trẻ chơi trò đua ô tô đồ chơi và dạy trẻ thứ hạng về đích: Nhất, nhì, ba…

- Giúp trẻ sắp xếp các món đồ chơi theo mức độ yêu thích từ thấp đến cao

Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

Bố mẹ nên thường xuyên áp dụng khéo léo các khái niệm toán học cùng những thứ trẻ thích nhất như: ô tô đồ chơi, búp bê, đồ chơi đồ hàng, rô bốt…Có như vậy, trẻ mới hứng thú và dần xây dựng được niềm đam mê lâu dài.

>> Xem thêm: 8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai trước khi phải xử phạt bé

Không có nhận xét nào