Social Items



Việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, vận động thể thao ngoài trời sẽ giúp các bé phát triển toàn diện hơn về tinh thần cũng như thể chất. Top những khu vui chơi cho trẻ em ở Hà Nội sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có nhiều gợi ý hơn trong việc lựa chọn địa điểm vui chơi cho các bé vào dịp cuối tuần.


7 khu vui chơi dành cho trẻ em ở Hà Nội các bé không thể bỏ qua



Mùa đông ở miền Bắc là thời điểm thuận lợi để nhiều loại siêu vi trùng phát triển và hoành hành. Vào thời điểm này, trẻ em rất dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như cúm, viêm phế quản, tiêu chảy, quai bị, hay hen suyễn…

Viêm phế quản, viêm phổi


Là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức quanh phế nang. Thường viêm rải rác cả hai phổi nên bệnh rất nặng và gây suy hô hấp.



Bệnh thường gặp vào mùa đông và hay xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về đường hô hấp.

Trẻ bị viêm phế quản và viêm phổi thường có những biểu hiện sau:


- Thường sốt cao 38-39 độ (người già và trẻ suy dinh dưỡng có khi không sốt).

- Bệnh nhi thường mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, bú ít hoặc bỏ bú.

- Lúc đầu ho khan sau ra nhiều đờm rãi.

- Khó thở ậm ạch, thở nhanh, lồng ngực co rút, môi và đầu chi tím tái, khi bệnh nặng thì có thể rối loạn nhịp thở.

- Khi đưa trẻ đi chụp X quang sẽ thấy xuất hiện nốt mờ ở hai phổi.

- Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lui dần. Thường bệnh viêm phế quản – phổi là bệnh rất nặng, điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Khi bị viêm phế quản – phổi ở trẻ em hay người già cần được theo dõi ở các cơ sở y tế.

Nếu nặng cần đưa đi bệnh viện và điều trị bằng các biện pháp sau:

- Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh như penicillin, erythromycin, methixilin, các cefalosporin thế hệ II, III, nhóm quinolon… Kết hợp hai hay ba loại kháng sinh khi cần thiết.

- Khó thở, suy hô hấp thì cho thở ôxy.

- Điều trị các rối loạn điện giải tim mạch, nôn trớ, nếu có.

- Chăm sóc toàn diện: ủ ấm, ăn sữa, uống nước đủ hằng ngày. Giảm ho bằng uống thuốc dân gian như hoa hồng bạch hấp với đường phèn hay nước sắc lá cây rẻ quạt còn gọi là cây xạ căn. Nếu sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol.

Phòng bệnh cho con trẻ


- Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh trong nhà trẻ, nhà trường, nhà hộ sinh. Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.

- Không hút thuốc lá trong buồng ngủ có trẻ, trong nhà trẻ.

Cảm cúm thông thường ở trẻ con


Bệnh cảm thông thường do một số siêu vi trùng ở mũi và họng gây ra và thường chỉ làm nóng, sổ mũi, ho sơ sơ và có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần dùng kháng sinh. B



Bệnh thường bùng phát bắt đầu từ tháng 12 và dễ lây lan ở môi trường tập chung đông trẻ em như lớp học, trường mẫu giáo và các địa điểm công cộng.

Khi bác sĩ đã kết luận trẻ chỉ bị cảm cúm thông thường cha mẹ không nên quá lo lắng. Cần lưu ý:

- Cho trẻ uống đủ nước.

- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều với mục đích giúp cơ thể chóng khỏe trở lại. Thực ra, trong những ngày này, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn mệt, không tiêu hóa được như thường ngày, chỉ cần cho trẻ uống sữa, cháo hay những đồ ăn dễ tiêu là được.

- Những gia đình sử dụng máy sưởi không nên để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch.

Bên cạnh đó, lạm dụng máy sưởi sẽ làm trẻ bị khô đường hô hấp (mũi, họng), dễ chảy máu cam hoặc dễ ho. Người lớn tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà làm cho bệnh của trẻ nặng thêm.

Tiêu chảy ở trẻ em


Đây cũng là một căn bệnh trẻ thường xuyên mắc phải trong mùa nóng và lạnh. Một số gia đình khi thấy trẻ bị tiêu chảy thường tự động mua thuốc “cầm”. Tuy nhiên, những thuốc làm ngừng tiêu chảy nếu dùng bừa bãi hoặc quá liều có thể gây ngộ độc làm cho việc theo dõi rất khó khăn.



Vậy nên khi thấy trẻ bị tiêu chảy, gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều quan trọng là phải cho trẻ ăn uống đúng cách. Không ép trẻ ăn nhiều mà hãy để trẻ uống nước đầy đủ, dùng những dung dịch như Oresol để giúp bù lượng nước mất đi để cơ thể khỏi mất sức. Nếu thấy trẻ sốt cao, phân có máu, đàm, hoặc đau bụng nhiều cần đi khám bác sĩ gấp.

Dấu hiệu trẻ bị quai bị


Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.



Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, thường là tuyến nước bọt mang tai, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

=>> Tham khảo thêm bài Mẹo thần kỳ giúp đánh bay triệu chứng phát ban đỏ trên da mặt bé yêu

Bệnh này không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm.Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh.

Khi trẻ mắc bệnh nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và chú ý tới khả năng nhai. Đắp khăn ấm vùng tuyến mang tai, mặc quần lót nâng cao dịch hoàn để giảm đau, giảm căng. Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

Các bệnh trẻ thường gặp trong mùa đông

Những tiểu thuật chụp ảnh mẹ và bé siêu đẹp bạn nên biết – Hằng ngày các bà mẹ rất thích chụp ảnh cho bé để lưu giữ lại từng khoảnh khắc tuyệt vời nhất mà con đã đi qua? Nhưng sẽ thật ý nghĩa hơn nếu như mẹ chụp ảnh đôi cùng bé đấy! Bởi những bức ảnh đôi là thời khắc đẹp nhất của bé và mẹ, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý không thể chia rời. Vậy làm thế nào để mẹ và bé có được những bức ảnh đẹp nhất? Thực ra chụp ảnh mẹ và bé không khó mà cái khó ở đây là cách tạo dáng chụp ảnh qua mỗi chủ đề.

Thấu hiểu được những khó khăn mà các mẹ đang gặp phải khi chụp ảnh cùng các bé con của mình, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số cách tạo dáng chụp ảnh mẹ và bé ngay sau đây để các mẹ tham khảo:

Cách tạo dáng chụp ảnh cho mẹ và bé khi thể hiện tình cảm bằng những nụ hôn

Những nụ hôn ấm áp mẹ dành cho bé hay ngược lại chính là cách thể hiện tình cảm tuyệt vời. Mẹ hãy chủ động bế bé vào lòng và hôn lên má của bé kết hợp với những câu nói hay hành động để bé toét miệng cười tươi… Một bức ảnh đẹp tự nhiên và ý nghĩa thể hiện niềm hạnh phúc của 2 mẹ con là ở chỗ đấy!


Cách tạo dáng chụp ảnh cho mẹ và bé trong kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ

Kỉ niệm ngày cưới rất quan trọng đối với mẹ. Đấy là ngày mà mẹ tìm được hạnh phúc đời mình, và đấy cũng là ngày hạnh phúc nhất đời mẹ. Vậy nên trong lễ kỉ niệm có thể là 1 năm, 3 năm hay 5 năm ngày cưới mẹ và bé có thể cùng nhau lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời, đánh dấu những bước chuyển biến tuyệt vời trong cuộc đời của mẹ.

Cách tạo dáng chụp ảnh cho mẹ và bé khi đi dã ngoại

Vào cuối tuần hay ngày nghỉ mẹ hãy tổ chức những buổi đi chơi dã ngoại cho cả gia đình mình để cả gia đình có những phút giây thoải mái bên nhau. Trong buổi đi chơi ấy, ngoài những ảnh vui chơi của cả gia đình thì mẹ cũng nên có những tấm ảnh riêng cùng bé. Hãy tham gia chơi cùng bé, hay đôi khi chỉ là những cử chỉ thân mật, những câu chuyện vui khi bé mệt vì chơi nhiều, hoặc đơn giản hơn là nắm tay dắt bé đi dạo trong  công viên …


Cách tạo dáng chụp ảnh cho mẹ và bé khi đi biển

Đi biển mùa hè này thật là thích đúng không các mẹ? Hãy tạo dáng chụp ảnh đôi cùng bé để có được những giây phút thư giản, thoải mái nhất cùng với khung cảnh nắng vàng, trời xanh, cát trắng… Đối với các mẹ đi biển có con gái thì nên chụp ảnh đôi mặc bikini để có những bức ảnh tắm biển tuyệt đẹp!

Cách tạo dáng chụp ảnh đôi cho mẹ và bé khi bé ngủ

Bé có những tư thế và biểu cảm gương mặt rất đáng yêu khi ngủ đấy các mẹ ạ! Một gợi ý nhỏ cho các mẹ đấy là nằm ngửa và đặt bé trên bụng để cho bé ngủ tự nhiên. Những lúc đấy, mẹ hãy dành cái nhìn thật âu yếm cho bé con nhé.



Giờ thì các mẹ đã tự tin chụp ảnh đôi cùng bé chưa? Chúng tôi hy vọng rằng mẹ và bé sẽ có những kỉ niệm thật ngọt ngào bên nhau qua từng tấm ảnh. Chúc các mẹ sẽ có thật nhiều cách tạo dáng chụp ảnh để ghi lại những tấm hình như ý muốn.

Và nếu các mẹ còn băn khoăn không biết làm thế nào để có được những cách tạo dáng chụp ảnh mẹ và bé đẹp nhất thì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vẫn nhé. Phan Thị Studio luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách!

Cách tao dáng chụp ảnh mẹ và bé siêu đẹp bạn nên biết

Chắc hẳn nhiều bố mẹ đang băn khoăn không biết nên đưa con đi chơi ở đâu vào cuối tuần hay các dịp nghỉ lễ, khu vui chơi nào là phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con,…

Các địa điểm vui chơi nổi tiếng dành cho bé tại TPHCM

Khu vui chơi Tini World


Thiên đường vui chơi tiNiWorld sẽ mang đến rất nhiều trò chơi và hoạt động vô cùng lý thú cho các bạn nhỏ. Khu trò chơi vận động liên hoàn “juNo Playland” bố trí như một khu rừng nhiệt đới với nhà banh, nhà tưng và cầu trượt nhiều làn sẽ là những lựa chọn rất tuyệt vời cho các bé năng động.


Những bé nào say mê học hỏi thì vẫn có thể vừa vui chơi vừa thực hiện niềm yêu thích của mình tại khu trò chơi trí tuệ – “teRa Torium”.


Các bạn nhỏ còn có thể khoe tài khéo tay với ba mẹ hay bạn bè qua các trò chơi: tranh cát, tô tượng, tô màu, làm hạt nhựa, và làm vòng tay xinh xắn tại khu vực trò chơi mỹ thuật “piCa Hut”.


Thêm vào đó, “kiLo Korner” với các món ăn nhẹ mà các bé ưa thích là một khu vực không thể thiếu cho các bạn nhỏ của chúng ta nạp năng nượng để tiếp tục vui chơi tại tiNiWorld. Đặc biệt hơn, các bé sẽ có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với bốn nhân vật cực kỳ nổi tiếng của tiNiWorld là: juNo, teRa, piCa và kiLo.



Funy Land

Funny Land có rất nhiều trò chơi dành cho bé, bao gồm các trò chơi liên hoàn: vẽ tranh, tô tượng, trò chơi xếp hình Lego, với màu sắc dễ thương và thân thiện, không gian vui nhộn, bắt mắt giúp bé rèn luyện khả năng phản ứng nhanh, tính kiên nhẫn và trí thông minh. Tại đây, bố mẹ có thể yên tâm vui chơi cùng bé hoặc gởi bé với dịch vụ giữ trẻ theo giờ hiện có ở trung tâm để lang thang mua sắm và thưởng thức những món ăn Á, Âu hấp dẫn.

Ưu điểm ở khu vui chơi này là bé dưới 1 tuổi được kèm 1 phụ huynh miễn phí. Tuy nhiên, Funny chỉ dành riêng cho bé từ 6 – 13 tuổi, giới hạn trò chơi với trẻ, mỗi bé chỉ có thể chơi trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Tại đây, bố mẹ có thể yên tâm vui chơi cùng bé hoặc gửi bé với dịch vụ giữ trẻ theo giờ hiện có ở trung tâm để lang thang mua sắm và thưởng thức những món ăn Á, Âu hấp dẫn

Suối Tiên

Suối Tiên là công viên văn hóa, giải trí nổi tiếng khác ở Sài Gòn. Điểm nhấn của công viên này ngoài cảnh quan tuyệt đẹp còn là hệ thống trò chơi phong phú với nhiều cấp bậc khác nhau, phục vụ đa dạng các đối tượng khách đến vui chơi và thư giãn. Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên được xây dựng với mục đích kết hợp du lịch với giáo dục văn hoá lịch sử, nguồn cội dân tộc. Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng phong cảnh tự nhiên hữu tình và một khu liên hợp vui chơi giải trí, đặc biệt là biển Tiên Đồng – biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam.


Top 3 địa điểm vui chơi cho bé hàng đầu ở TPHCM

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh bởi hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bất cứ một sự thay đổi bất lợi nào từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến bé gặp vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là 5 loại bệnh bé thường gặp nhất mà bố mẹ cần biết để phòng chống và điều trị kịp thời cho bé.

  1. Bệnh cảm lạnh
Đây là chứng bệnh thường gặp nhất không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi sự xâm nhập của virus vào đường hô hấp.Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh là ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng và đôi khi còn bị sốt và đau đầu.
Khi bé bị cảm lạnh, nên cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây chứa vitamin C. Cách tốt nhất để phòng chống nguy cơ cảm lạnh cho bé đó là hãy tăng  khả năng miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất, bổ sung nhiều vitaminvà khoáng chất từ trái cây cũng như canxi và protein từ những loại sữa giúp bé tăng cân. Cũng đừng quên cho bé vận động hợp lý và thường xuyên để bé có một cơ thể khỏe mạnh.

  1. Bệnh hen suyễn
Hen suyễn cũng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ liên quan đến đường hô hấp. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hen suyễn là tình trạng phế quản của trẻ bị co thắt, có thể kèm bị sưng phù đồng thời tiết ra chất nhầy gây khó thở và những biến chứng nguy hiểm khác. Nguyên nhân của hen suyễn là do bé có cơ địa dị ứng, cơn suyễn có thể xuất hiện nếu bé tiếp xúc với bụi, phấn hoa hoặc một số chất, hoặc bé bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus…
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ thường là thở khò khè, thở khó nhọc, xuất hiện những cơn ho dai dẳng về đêm, hắt hơi, sổ mũi... Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bất thường như trên, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị. Ngoài ra cũng cần dọn dẹp nơi ở của bé gọn gàng, ngăn nắp, tránh bụi và tránh dùng những bình xịt hóa chất nặng mùi.
  1. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu ở trẻ là một chứng bệnh không có thuốc đặc trị và có thể biến chứng, do đó bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến loại bệnh này. Nguyên nhân của bệnh thủy đậu là do Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thủy đậu thường là sốt, đau đầu và đau cơ. Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt đậu trên khắp cơ thể.
Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần ngay lập tức cách ly trẻ bởi bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Chú ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng ở các nốt thủy đậu khi chúng bắt đầu vỡ nước. Đối với những trẻ có nguy cơ biến chứng cao, cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Cách phòng chống tốt nhất để hạn chế nguy cơ thủy đậu ở trẻ đó là hãy đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để hỗ trợ kịp thời cho trẻ.

  1. Bệnh còi xương
Trẻ em Việt Nam thường rất dễ bị còi xương. Nguyên nhân nằm ở chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi và vitamin D cần thiết cho hệ xương của trẻ. Để hạn chế nguy cơ còi xương ở trẻ, bố mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá, ngũ cốc, đậu phụ, đậu đỗ hay những loại sữa nào cho bé tăng cân...vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Cũng nên thường xuyên cho bé vận động ngoài trời để cơ thể bé tự hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
  1. Bệnh sởi
Bệnh sởi cũng là một chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù đến nay đã có vắc – xin phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, nhưng nếu bố mẹ chủ quan không cho bé chủng ngừa đúng lịch thì trẻ rất dễ mắc.   
Các triệu chứng của bệnh sởi thường là sốt, sổ mũi, mắt đỏ, ho khan và ngứa ở nhiều bộ phận. Trẻ bị bệnh sởi có thể điều trị tại nhà bằng cách bổ sung dưỡng chất cho trẻ trong khẩu phần ăn, hạ sốt, sát trùng mũi, họng và cho trẻ nghỉ ngơi. Nhưng phải theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu nặng như sốt cao, khó thở, co giật, nôn ói nhiều…
Cảm lạnh, hen suyễn, thủy đậu, còi xương và sởi là 5 chứng bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ. Mặc dù tác hại của mỗi chứng bệnh là khác nhau nhưng nhìn chung, loại bệnh nào cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết là điều tối quan trọng để bố mẹ bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh luôn rình rập trẻ mỗi ngày.

5 bệnh thường gặp nhất ở trẻ và cách phòng chống