Social Items

Khi nuôi dạy trẻ có tính cách hướng nội, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần nhớ là tính cách hướng nội không phải là lỗi của trẻ, cũng không phải sự rối loạn tâm lý và bạn không phải tìm cách “chạy chữa” cho trẻ. Hướng nội là một tính cách bình thường của con người, chỉ vì đây là tính cách khá đặc biệt, nên chúng ta cần hiểu để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn. Để nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất có thể, bạn hãy tham khảo và thử một số bí quyết sau:

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

1. Tôn trọng không gian riêng của trẻ

Những đứa trẻ hướng nội thường hay thích ở một thế giới riêng tư, mơ mộng của riêng mình. Là cha mẹ, bạn nên hiểu và tôn trọng thuộc tính này. Hãy để trẻ có những thời gian yên tĩnh và sự riêng tư để tự nạp lại năng lượng.

2. Luôn động viên trẻ

Những đứa trẻ điềm đạm, ít nói thường hay bị đánh giá là rụt rè, nhút nhát, chậm chạp… nên có thể làm trẻ cảm thấy tự ti về bản thân. Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm giải thích cho trẻ hiểu rằng không có gì sai và cá biệt khi trẻ có tính cách này.

Ngoài ra, bạn cũng nên giúp trẻ hiểu rằng trẻ luôn hoàn hảo, theo cách của riêng mình và trẻ không cần quan tâm quá nhiều đến những lời đánh giá hoặc nhận xét của người khác. Trên thế giới có rất nhiều người thành công và nổi tiếng cũng có tính cách hướng nội như: J.K Rowling, Mẹ Teresa, Bill Gates… bạn có thể dùng những ví dụ này để minh họa giải thích cho trẻ.

3. Cho trẻ thời gian để làm quen với những người lạ

Những đứa trẻ hướng nội thường cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi ở gần những người mà trẻ không quen. Do đó, đừng ép trẻ phải nói chuyện với những người mà trẻ chưa gặp bao giờ. Bạn hãy cho trẻ có một chút thời gian để hòa nhập và thích nghi làm quen với mọi người xung quanh.

4. Khuyến khích trẻ theo đuổi những đam mê của mình

Bé cưng nhà bạn có thể thích điều gì đó rất mới lạ, độc đáo, chứ không hẳn là những hoạt động và lĩnh vực mà các bé khác thích. Trẻ có thể thích nghiên cứu khoa học, thích nghe nhạc… Nếu trẻ có những đam mê đặc biệt như vậy, bạn hãy tôn trọng chọn lựa tự nhiên của trẻ và tạo điều kiện tốt để trẻ theo đuổi đam mê của mình.

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

5. Dạy trẻ cách đấu tranh cho bản thân mình

Bạn cần dạy cho trẻ những kỹ năng để biết cách tự đấu tranh và giành quyền lợi chính đáng cho bản thân và những người khác. Điều này đặc biệt cần thiết nếu trẻ gặp phải các trường hợp là nạn nhân của bạo lực học đường, bị trêu ghẹo, áp lực kỳ thị từ bạn bè và nhiều hành vi tiêu cực khác.

6. Giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình

Những đứa trẻ hướng nội thường cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc của mình. Nếu trẻ thấy khó khăn trong việc chia sẻ trực tiếp cảm xúc của mình, hãy khuyến khích trẻ làm những điều hỗ trợ trẻ thể hiện cảm xúc như: viết nhật ký, vẽ tranh…

Bạn nên tham khảo thêm các trò chơi và đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi cùng lúc với nhiều bạn bè vừa tăng khả năng giao tiếp, vừa phát triển toàn diện cho trẻ.

7. Giải thích cho trẻ hiểu việc có ít bạn chẳng có gì là không tốt

Số lượng bạn bè không quyết định đến việc trẻ thành công hay không. Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc và ở gần nhiều người, hãy khuyến khích trẻ thường xuyên chơi với những người bạn thân. Bạn hãy dạy cho trẻ hiểu rằng có nhiều bạn không quan trọng bằng việc tìm được người bạn tốt, chân thành để chơi và chia sẻ cùng nhau.

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

8. Nói chuyện với giáo viên của trẻ

Những đứa trẻ có tính cách hướng nội có thể bị các giáo viên coi là thụ động, chậm chạp hay nhút nhát. Tuy nhiên, nếu bạn troa đổi và nói trước với giáo viên của trẻ về điều này, họ sẽ có cách để hỗ trợ và thông cảm với trẻ tốt hơn.

9. Đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của trẻ

Nếu bạn thấy trẻ chủ động nói chuyện và giao tiếp với người lạ, hãy đánh giá cao điều đó và khuyến khích trẻ với nhiều hình thức khác nhau như lời khen hay đồ chơi, phần thưởng để trẻ thực hiện hành động này thường xuyên hơn.

10. Quan sát để giúp đỡ trẻ kịp thời và đúng lúc

Những đứa trẻ hướng nội thường không thích nhờ vả và thường tự giải quyết các vấn đề của mình một cách độc lập. Làm cha mẹ, bạn nên có sự quan sát và hỗ trợ đúng lúc, cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, đừng ép buộc trẻ phải nói chuyện, nếu trẻ không muốn chia sẻ, hãy cho trẻ thêm chút thời gian.

>> Xem thêm: Những khó khăn mà trẻ hướng nội phải đối mặt mà cha mẹ nên biết

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm tính cách đặc biệt và độc đáo theo cách riêng của chúng. Việc trẻ có tính cách hướng nội rất tự nhiên và bình thường chứ không phải vấn đề lớn gì. Bạn đừng vì vậy mà ép bé phải trở thành một người khác mà bé không hề thích hay hứng thú nhé.

Nguồn: Phóng viên Ngân Phạm

Những bí quyết nuôi dạy trẻ hướng nội mà cha mẹ nên tham khảo

Ngày nay, nhiều cha mẹ lo lắng về việc trẻ có tính cách hướng nội sẽ khó hòa nhập. Thực tế, bạn không cần quá bận tâm bởi nếu biết cách nuôi dạy, trẻ vẫn phát triển giao tiếp và có thể thành công.

Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình được nuôi dạy theo cách tốt nhất. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng thuận lợi, bởi đôi lúc bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định vì đặc điểm tính cách của trẻ. Việc nuôi dạy một đứa trẻ hướng nội có thể khó khăn, thậm chí đôi lúc trẻ còn bị cho là chậm chạp, nhút nhát. Nếu bé cưng nhà bạn có tính cách hướng nội thì bạn nên tham khảo các thông tin sau đây để hiểu trẻ và hỗ trợ phát triển cho trẻ.

những khó khăn trẻ hướng nội thường gặp phải

Bé nhỏ nhà bạn là một trẻ có tính cách hướng nội

Đối với trẻ em thì hầu hết đều cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi gặp người lạ. Vậy làm thế nào để xác định được chính xác trẻ có tính cách hướng nội hay hướng ngoại? Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp để giúp bạn trả lời câu hỏi này:

Trẻ hướng nội thường gặp rắc rối và cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc với tiếng ồn, môi trường ồn ào hoặc phải tham gia quá nhiều hoạt động. Nếu rơi vào những tình huống này, trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt hoặc dễ giận dữ và mất bình tĩnh.

Trẻ rất tò mò muốn biết về những thứ xung quanh mình nhưng lại hay nghi ngờ. Trẻ thường suy nghĩ và quan sát trước khi nói bất cứ điều gì.

Khi tiếp xúc với người lạ, trẻ sẽ cảm thấy rất khó khăn và phải mất một thời gian rất lâu mới có thể làm quen và thích nghi được.

những khó khăn trẻ hướng nội thường gặp phải

Trẻ thích được ở trong không gian riêng của mình.

Trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện và biểu hiện cảm xúc. Bạn sẽ hay thấy trẻ khựng lại khi đang nói chuyện và giao tiếp, để tìm kiếm từ ngữ diễn đạt. 

Theo nghiên cứu khoa học, những bé sinh non hoặc sinh nhẹ cân thường có xu hướng trở thành người hướng nội khi trưởng thành.

Những khó khăn mà trẻ hướng nội phải đối mặt

Mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách và thuộc tính riêng, vì vậy khó khăn mà mỗi trẻ gặp phải cũng không giống nhau. Bạn không nên chỉ dựa vào tính cách mà vội vàng kết luận bé này giỏi hơn bé khác hay ngược lại. Chính vì vậy, nếu trẻ ít nói hoặc không hoạt bát, bạn đừng vội nghĩ bé “khờ” hay “nhút nhát” mà điều này là do trẻ có tính cách hướng nội và không thích bộc lộ mà thôi.

Đa phần, trẻ hướng nội thường cảm thấy khó khăn và không tự nhiên khi chia sẻ về cảm xúc cũng như những khó khăn mà bản thân đang gặp phải. Do đó, cha mẹ cần phải tìm hiểu xem trẻ đang mắc phải vấn đề gì và cùng trẻ tìm ra cách giải quyết. Những vấn đề mà trẻ hướng nội thường mắc phải như: 

- Khi làm việc nhóm ở trường, trẻ hướng nội có thể thấy khó khăn trong việc đóng góp và đưa ra các ý tưởng. Trẻ có thể có rất nhiều ý tưởng hay nhưng lại không thể trình bày cho mọi người hiểu cũng như không thể đưa ra các lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.

- Trẻ sợ tham gia và hay tránh né các buổi họp mặt hoặc các bữa tiệc, nơi trẻ phải tiếp xúc và nói chuyện với nhiều người xa lạ. Ngoài ra, trẻ cũng thấy rất khó để tham gia sinh hoạt với các câu lạc bộ đội nhóm.

- Khi trẻ chuyển trường, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc kết bạn và thích nghi với môi trường mới.

- Kết bạn và duy trì tình bạn là một trong những thách thức khó khăn nhất với trẻ hướng nội.

Ngoài những khó khăn được đề cập ở trên, trẻ hướng nội còn rất nhiều thách thức khác phải đối mặt. Là cha mẹ, bạn nên tìm hiểu trẻ nhiều hơn, rồi cùng trẻ tìm cách xử lý các tình huống một cách hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Bật mí phương pháp giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

Những khó khăn mà trẻ hướng nội phải đối mặt mà cha mẹ nên biết

Cấu tạo bộ não và những chức năng ở trẻ sơ sinh

Bộ não là trung tâm chỉ huy quan trọng nhất của cơ thể và giữ nhiều chức năng chủ chốt như điều khiển chức năng của các cơ quan, điều khiển các cử động, các hoạt động, cảm xúc, khả năng nhận thức (học hỏi và ghi nhớ)… Mỗi chức năng sẽ được mỗi phần khác nhau của não đảm nhiệm như:

- Trung não sẽ điều khiển các cử động của mắt.

- Cầu não chịu trách nhiệm phối hợp các cử động của mắt và mặt, cảm giác của khuôn mặt, nghe và thăng bằng.

- Tiểu não giúp phối hợp các động tác với tạo nhịp điệu khi cử động.

- Vùng hạ đồi kiểm soát các chức năng như thiết yếu như: ăn, ngủ, điều hòa thân nhiệt, cảm xúc, việc tiết ra các nội tiết tố và vận động.

- Bán cầu não trái phụ trách về ngôn ngữ và lời nói và giữ vai trò chủ đạo trong xử lý thông tin và xác định không gian.

- Vùng hải mã chi phối khả năng ghi nhớ thông tin.

- Vỏ não trán trước đóng vai trò quan trọng đối với trí nhớ, trí thông minh, sự tập trung, tính khí và cá tính…


Khi các kết nối thần kinh dần hoàn thiện ở trẻ trong thời kì thơ ấu, trẻ sẽ có thể vận động và suy nghĩ phức tạp hơn.

Từ lúc trẻ mới sinh, bộ não đã được “trang bị” đầy đủ các tế bào não, nơ-ron (tế bào thần kinh) cần thiết, tuy nhiên, kết nối giữa các tế nào này vẫn chưa thực sự hoạt động. 1000 ngày đầu đời chính là thời điểm các kết nối này dần được xây dựng và hoàn thiện. Theo các nghiên cứu khoa học, 1000 ngày đầu đời, các tế bào não có tốc độ liên kết cỡ 1000 kết nối/1 giây và chỉ diễn ra ở giai đoạn này. Những kết nối sẽ là nền tảng cho sự phát triển chức năng của não và khả năng học hành của trẻ, tạo tiền đề vững chắc cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ trong tương lai. Cụ thể hơn, chúng giúp hình thành các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp khi trẻ lớn hơn.

Do đó, những năm tháng đầu đời là cơ hội tốt nhất để não bộ của bé yêu phát triển hoàn thiện giúp con lớn lên khỏe mạnh, có năng lực, thành công trong tương lai. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, những kết nối thần kinh này sẽ rất khó được hình thành nhiều và mạnh trong những giai đoạn tiếp theo khi bé đã lớn.

Làm sao để giúp não bộ trẻ phát triển tối ưu nhất trong 1000 ngày đầu đời?

Giúp bé được trải nghiệm các cảm giác thú vị và tích cực hàng ngày

Ngay từ khi mới lọt lòng, các kết nối não bộ được phát triển thông qua những trải nghiệm hàng ngày của trẻ. Các kết nối này được xây dựng nhờ các tương tác tích cực giữa trẻ với bố mẹ, người chăm sóc và bằng cách trẻ sử dụng các giác quan để tương tác với thế giới xung quanh.


Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các trải nghiệm hàng ngày của trẻ sẽ quyết định tới việc, những kết nối não nào phát triển và sẽ tồn tại suốt đời. Do đó, việc chăm sóc tốt, nhận tình yêu thương từ những người thân yêu, những kích thích và tương tác mà con nhận được trong những năm đầu đời sẽ tạo nên sự khác biệt.

Bố mẹ càng gần gũi và chăm sóc con nhiều, con sẽ cảm nhận được tình thương yêu, sự tin cậy phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, để trẻ yêu thích việc đọc sách, khám phá, học hỏi, tìm tòi và ghi nhớ, ngay từ khi con mới 2 – 3 tháng tuổi, cha mẹ nên kể chuyện, đọc sách, hát cho con nghe, cho con những món đồ chơi phù hợp, dành thời gian chơi cùng con, nuôi dưỡng con về mặt tinh thần, cảm xúc.

Bổ sung dưỡng chất đầy đủcho bé

Theo nữ giáo sư Bing Wang, Đại học Charles Sturt, New South Wales, Australia. Sự phát triển của não bộ sẽ liên quan mật thiết đến hàm lượng dinh dưỡng mà trẻ được cung cấp và hấp thụ mỗi ngày. Bởi các chất dinh dưỡng có thể điều chỉnh các đường liên kết dẫn truyền thần kinh, dẫn truyền synap, dẫn truyền tín hiệu và tạo độ dẻo cho các khớp thần kinh. Do đó, để não bộ của trẻ phát triển được tối ưu, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn vàng này.

Trong 6 tháng đầu tiên sau khi trẻ ra đời, bạn cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn bởi sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, chứa đầy đủ các dưỡng chất mà bé cần với tỷ lệ phù hợp. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp tăng trí thông minh cho trẻ trong suốt nhiều năm trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, thậm chí còn có thể kéo dài tới giai đoạn trưởng thành. Sữa mẹ làm được điều này là nhờ vào lượng axit béo (DHA) cùng dưỡng chất HMO có trong sữa với sự tương tác, vuốt ve giữa mẹ và bé khi bé được bú mẹ.


Nếu vì một lý do đặc biệt nào đó mà trẻ không được bú mẹ, bạn có thể cho trẻ dùng sữa công thức để thay thế. Khi chọn sữa công thức cho trẻ, bạn cần lưu ý chọn những loại sữa có công thức tương đồng với sữa mẹ và có những dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển trí não cho bé. DHA là dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho sự phát triển trí não mà hầu như cha mẹ nào cũng biết và nên chú ý khi chọn sữa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng DHA rất dễ bị oxy hóa giảm đi tác dụng và dưỡng chất này chỉ hoạt động tốt nhất khi có sự hiện diện của các chất chống oxy hóa mạnh như lutein và vitamin E tự nhiên. Do đó, để chọn sữa cho con, bạn cần ưu tiên loại sữa cung cấp đầy đủ bộ ba chất dinh dưỡng gồm lutein – vitamin E tự nhiên – DHA để đảm bảo dinh dưỡng chất nhất cho sự phát triển não bộ của bé, đồng thời giúp tăng cường hơn 81% kết nối thần kinh.

>> Xem thêm: 10 dấu hiệu cho thấy con bạn đang có rắc rối

Khi con đến độ tuổi ăn dặm, mẹ cần chú ý cho bé ăn những thực phẩm có nhiều chất tốt cho trí não như trứng, bơ, cá hồi, các loại rau xanh… Những thực phẩm này chứa nhiều DHA, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát trí não toàn diện của trẻ nhỏ.

Với một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý, bạn sẽ giúp con có những lợi thế tốt để tăng tiến về sự thông minh, lém lỉnh trong 1000 ngày đầu đời như khả năng tiếp thu thông tin, phản xạ âm thanh, ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ, phát triển thị giác…

Khoa học đã chứng minh sự phát triển trí não của trẻ nhỏ phần lớn được quyết định vào 1000 ngày đầu đời và nếu bạn bỏ lỡ giai đoạn này thì về sau dù có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp hết được. Do đó, để tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển khỏe mạnh và thành công của trẻ trong tương lai, bố mẹ cần chú ý quan tâm đến sự phát triển não bộ của trẻ bằng cách cung cấp cho con những dưỡng chất tốt nhất trong 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời.

Vai trò của sự phát triển não bộ đối với tương lai của trẻ

Nếu con bạn luôn luôn thấy đói, háo hức để đến trường hay răm rắp hoàn thành các nhiệm vụ học tập, có khả năng trẻ đang phải đối mặt với một nỗi sợ.

1. Trẻ mặc quần áo xộc xệch hoặc không phù hợp với thời tiết

Những đứa trẻ bị lạm dụng về tình cảm và thể chất thường ngừng và quên chăm sóc bản thân. Chúng thường mặc quần áo bẩn và những đồ không phù hợp với thời tiết.

10 dấu hiệu cho thấy con bạn đang gặp rắc rối

2. Lúc nào trẻ cũng thấy đói

Ăn cũng là một cách để đối phó trực tiếp với căng thẳng. Một đứa trẻ đang gặp rắc rối sẽ trông như đang trong tình trạng đói, mệt mỏi và lười vận động hoặc cử chỉ rất chậm chạp. Tất nhiên, cũng có khả năng là trẻ chán học, hay bị áp lực trước một kỳ thi.

Đặc biệt, nếu con bạn tỏ ra cực kỳ đói khi về đến nhà, rất có thể trẻ đã không đến căng tin trường, và không được ăn gì do ai đó đã lột sạch tiền tiêu vặt của trẻ.

3. Bỏ học hoặc háo hức lúc nào cũng muốn đến trường

Không muốn đến lớp dù học rất tốt hoặc luôn muốn đi học ngay cả khi bị ốm đều là dấu hiệu bất thường cho thấy con bạn đang có rắc rối. Việc trẻ luôn muốn đến trường có thể là do trẻ đang gặp vấn đề khi ở nhà như: trẻ không tin tưởng người thân, cảm thấy không được an toàn khi ở nhà hoặc có thể đang bị lạm dụng. Điều này cũng suy đoán đúng cho trường hợp trẻ sợ đến trường.

10 dấu hiệu cho thấy con bạn đang gặp rắc rối

4. Trẻ tỏ ra cố gắng, vượt quá trách nhiệm của mình

Khi một đứa trẻ đang có những hành động thể hiện mang tính cách kiểu người lớn này, chúng đang nỗ lực để dành quyền kiểm soát.

5. Hành hạ và bắt nạt những đứa trẻ khác

Những trẻ vị thành niên đã từng hoặc đang bị lạm dụng có thể coi thường người khác. Chúng thích gọi tên, xô đẩy, giật và phá đồ của bạn bè. Đây là cách chúng cố gắng cảm thấy như mình đang được làm chủ mọi thứ. Tất nhiên, hành vi này có thể chỉ là biểu hiện tâm sinh lý bình thường của trẻ, nhưng bạn cũng phải chú ý.

6. Hoàn thành mọi việc quá tốt

Một đứa trẻ luôn làm tốt tất cả mọi việc như: tự mặc quần áo chỉnh tề, làm tất cả các bài tập và nhiệm vụ bố mẹ đặt ra một cách hoàn hảo… Thế nhưng nếu bạn để ý thấy trẻ làm được như vậy mà không thấy ở trẻ một thần thái vui vẻ, vô tư hồn nhiên thì có thể vì trẻ đang sợ hãi do bố mẹ đã quá khắt khe với con, khi con làm sai hoặc không tốt việc gì đó.

7. Luôn muốn được chú ý

Phản ứng với hành vi bị bắt nạt và lạm dụng có thể có nhiều biểu hiện khác nhau. Một số trẻ thì dè dặt, sợ hãi hay nhút nhát đi, trong khi nhiều trẻ khác thì trở nên hung dữ và cố gắng gây sự chú ý từ cha mẹ. Sẽ không vấn đề gì nếu đó là tính cách xuyên suốt của trẻ, nhưng sẽ là dấu hiệu đáng báo động nếu đó là sự biểu hiện hành vi mang tính bất thường.


10 dấu hiệu cho thấy con bạn đang gặp rắc rối

8. Trẻ thay đổi lộ trình đến trường

Khi con bạn đột ngột quyết định đi bộ đến trường thay vì đi xe buýt hoặc ngược lại, hoặc trẻ muốn thay đổi phương thức đến trường theo nhiều cách khác nhau, thì có thể trẻ đang bị các trẻ khác bắt nạt hoặc ai đó làm trẻ sợ trên đường đến trường. Tất nhiên, cũng có thể là trẻ tò mò và muốn khám phá những thứ mới lạ xung quanh.

9. Đột nhiên thay đổi vẻ bên ngoài

Thay đổi phong cách mặc quần áo, dán hình xăm hoặc làm đeo những thứ không theo tiêu chuẩn, có thể là dấu hiệu của sự nổi loạn ở trẻ vị thành niên. Hoặc con bạn đang bị ảnh hưởng và học theo các hành vi không tốt từ những đứa trẻ khác, hoặc đang bị bắt nạt.

Sự thay đổi này sẽ đáng lo ngại nếu như chúng diễn ra đột ngột và nhanh chóng.

10. Thường kêu đau bụng hoặc đau đầu

Những đứa trẻ bị căng thẳng do bạo hành thường có phản ứng khác nhau. Phản ứng phổ biến nhất trong đó là thường than đau đầu, đau bụng. Có một số trẻ vì không muốn đến trường và đối mặt với kẻ hành hạ mình nên thường xuyên giả vờ như vậy.

Cha mẹ nên để ý đến các dấu hiệu dù là nhỏ nhất, để biết con mình đang gặp khó khăn gì ở trường, ở nhà và tìm cách giải quyết bằng cách trò chuyện tâm sự với trẻ nhiều hơn.

Một cuộc nói chuyện là bước đầu tiên và cần thiết để kết nối và giúp con vượt qua khó khăn. Sau đó, tùy theo những gì trẻ nói mà bạn đưa ra các phản ứng sao cho phù hợp.

>> Xem thêm:  Thích nghi tự nhiên của trẻ và các vấn đề tiêu hóa thường gặp

10 dấu hiệu cho thấy con bạn đang có rắc rối

Vào mùa hè, độ ẩm không khí thường tăng cao là điều kiện tốt cho các tác nhân gây bệnh ở trẻ như siêu vi, vi khuẩn… hoạt động mạnh và bùng phát. Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương và mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải chú ý và nâng cao hiểu biết về các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè để có các biện pháp phòng ngừa.

các bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè

Tiêu chảy:
Mùa hè là thời điểm dễ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng, các vi khuẩn gây tiêu chảy được thuận lợi phát triển, thêm vào đó là thức ăn dễ bị ôi thiu – môi trường ô nhiễm hơn tạo thuận lợi cho các mầm bệnh tiêu chảy phát tán.

Ngộ độc thực phẩm: Các triệu chứng thường thấy ở trẻ khi bị ngộ độc là bụng đau quặn từng cơn, nôn mửa, tiêu chảy, đôi lúc sốt cao. Triệu chứng nặng và để kéo dài có thể dẫn đến rối loạn điện giải, mất nước thậm chí có thể tử vong nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.

Sốt siêu vi: thời điểm mùa hè đến cũng là lúc trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, quấy khóc, phát ban, ăn uống kho khăn, nôn mửa… Một số loại siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ mà phụ huynh phải chú ý chủ động phòng ngừa bằng cách cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh như: siêu vi cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, sốt phát ban Rubella…

các bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè

Tay chân miệng:
Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 3. Khả năng lây lan của bệnh rất cao là nỗi lo lắng cho nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn khi xuất hiện các biến chứng về thần kinh như: co giật, gồng người, run chi, hốt hoảng, lờ đờ… Nếu trẻ có những biểu hiện này thì phụ huynh phải đưa trẻ đến bệnh viện nhi gần nhất để được kịp thời cứu chữa.

Viêm màng não: Viêm màng não do vi khuẩn Hib chủ yếu lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Khi nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh thường sẽ là dưới 10 ngày. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không phát hiện và chữa trị sớm.

Viêm não Nhật Bản (JE): Là một loại bệnh nhiễm trùng não vì virus viêm não Nhật Bản (JEV). Các triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ như: nôn mửa, đau đầu, sốt, co giật và có thể xảy ra trong khoảng từ 5 – 15 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Các bệnh thường gặp khác: Khi thời tiết nóng bức, nhiệt độ tăng cao thì trẻ em thường bị chứng rôm sảy khiến bé ngứa ngáy và có cảm giác rất khó chịu. Nếu trẻ chơi ở ngoài trời nắng quá lâu cũng dễ bị say nắng, do trẻ bị mất quá nhiều muối khoáng và nước qua hơi thở và sự bài tiết mồ hôi trên da.

các bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè

Một số biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa hè cho trẻ

Ăn uống hợp vệ sinh và đủ chất: Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Tạo dựng thói quen rửa tay đúng cách và sạch sẽ trước khi ăn, sau khi chơi đùa và đi vệ sinh. Như vậy sẽ giúp trẻ loại bỏ đi nhiều tác nhân có thể gây bệnh nguy hiểm qua đôi bàn tay của các bé.

Tạo môi trường sống an toàn và trong lành: Luôn vệ sinh và gìn giữ môi trường sống trong lành và thông thoáng, đủ ánh sáng. Phát quang môi trường, làm sạch không gian ở và loại bỏ những nơi chứa nước tù đọng để ngăn ngừa sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Nên xây dựng thói quen ngủ màn, và thường xuyên diệt lăng quăng.

Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết: Cha mẹ phải luôn chú ý cho các bé uống đủ lượng nước cần thiết với cơ thể các bé. Nên chế biến các loại nước uống giàu vitamin và khoáng chất như nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước suối khoáng… giúp cơ thể trẻ luôn tràn trề năng lượng và sự khỏe mạnh.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ: Cần đưa trẻ đi tiêm các loại vắc xin phù hợp, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm ở lứa tuổi trẻ, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất.

>> Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thay đổi thời tiết

Những bệnh trẻ em thường gặp vào mùa nắng nóng và cách phòng ngừa