Giao mùa là thời kì thay đổi thích nghi môi trường với con người. Các em nhỏ đề kháng còn yếu sẽ dễ bị ốm khi chưa thích ứng kịp sự thay đổi của môi trường. Đây là cơ hội cho các vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công trẻ nhỏ. Nếu các bậc phụ huynh không kịp thời phòng tránh, và có kế hoạch chăm sóc cho trẻ thì trẻ có thể gặp nguy hiểm. Sau đây là tổng hợp về các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi giao mùa
Viêm đường hô hấp là bệnh hay gặp do trẻ bị nhiễm khuẩn khi hít thở ở nơi có
nguồn bệnh. Bệnh này gồm hai loại là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp
dưới. Viêm đường hô hấp trên được gọi là viêm mũi – họng, viêm Amidan, ho và cảm
lạnh. Trong khoảng ba ngày đầu bị bệnh, trẻ sẽ có các biểu hiệu như: sốt cao, chảy
nước mũi, nghẹt mũi, vừa ho vừa hắt hơi. Đặc biệt, với trẻ dưới một tuổi sẽ biểu
hiện cả quấy khóc và nôn mửa…
Viêm đường hô hấp dưới
thường gặp do viêm thanh quản, phế quản, khí quản, tiểu phế quản và phổi. Khi
trẻ bệnh sẽ có các dấu hiệu như: thở nhanh, mũi phập phồng, khó thở. Trẻ sơ
sinh khi bú dễ bị trướng bụng, da xanh tím…
Viêm
tai giữa
Bệnh viêm tai giữa thường
gặp ở các bé < 3 tuổi. Trẻ bị bệnh sẽ thấy đau trong tai, sốt cao 39-40 độ,
nôn mửa, kém ăn, đi ngoài dạng lỏng. Một số vấn đề về thính giác khác… Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến bệnh như: trẻ bị nhiễm
lạnh, do chọc ngoáy làm tổn thương tai và bị viêm, do khói thuốc lá, không khí
ô nhiễm. Riêng với trẻ từ 6 – 18 tháng có thể do sức đề kháng yếu hay khi trẻ nằm
bú không cẩn thận bị sữa tràn vào tai.
Bệnh
tiêu chảy
Đây là bệnh thông thường dễ gặp quanh năm. Khi bị tiêu chảy, trẻ bị đi ngoài
liên tục, phân có dạng lỏng và mùi tanh do virut gây nên. Bị tiêu chảy kéo dài làm
cơ thể trẻ bị mất nước và muối dẫn đến suy nhược. Bệnh tiêu chảy không khó điều
trị nhưng cha mẹ phải có kiến thức đầy đủ và biết cách chữa trị kịp thời, thì mới
bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bé.
Bệnh
thủy đậu
Được xem là một trong các bệnh lây nhiễm thường gặp ở trẻ vào giao mùa đông –
xuân. Bệnh còn có tên khác là trái rạ do siêu vi Varicella zoster gây ra. Thời
kì lúc đầu ủ bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu như nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, chán ăn,
uể oải…) từ 10 – 20 ngày. Sau đó, da trẻ sẽ xuất hiện các nốt hồng khắp người.
Các nốt này chứa bóng nước sẽ đục dần rồi vỡ ra sau đó đóng vẩy. Dịch trong
bóng nước nếu dây lên da có thể làm hình thành bóng nước mới. Bệnh dễ bị lây
qua đường hô hấp và tiếp xúc thông qua dịch cơ thể.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng dễ gặp phải ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm khi thời tiết biến đổi. Khi mắc bệnh trẻ sẽ ngứa mũi, hắt xì hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi thậm chí là ù tai và khó thở. Tác nhân gây bệnh là do bị kích ứng đường hô hấp, môi trường ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa… Nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa và điều trị tốt để trẻ thích nghi và miễn kháng dần thì bệnh sẽ trở nặng thành hen phế quản, hen suyễn và viêm amidan.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh dễ gặp và lây nhiễm qua đường hô hấp nhất là khi giao
mùa. Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc mầm bệnh từ môi trường xung quanh hoặc đồ
chơi, đồ vật không được vệ sinh cẩn thận. Biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh là ho,
ho có đờm, chảy nước mũi trong, sốt cao, khó thở và bỏ ăn, thậm chí bị thắt ngực
và đau dưới xương ức. Nếu bệnh diễn tiến nặng có thể biến chứng thành suy hô hấp,
viêm phổi (do bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa… Bạn nên đưa trẻ đi khám
ngay và điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng.
>> Xem thêm: Các bệnh trẻ dễ mắc phải khi lần đầu tiên đi học và đến trường
Không có nhận xét nào