Social Items

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh bởi hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bất cứ một sự thay đổi bất lợi nào từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến bé gặp vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là 5 loại bệnh bé thường gặp nhất mà bố mẹ cần biết để phòng chống và điều trị kịp thời cho bé.

  1. Bệnh cảm lạnh
Đây là chứng bệnh thường gặp nhất không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi sự xâm nhập của virus vào đường hô hấp.Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh là ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng và đôi khi còn bị sốt và đau đầu.
Khi bé bị cảm lạnh, nên cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây chứa vitamin C. Cách tốt nhất để phòng chống nguy cơ cảm lạnh cho bé đó là hãy tăng  khả năng miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất, bổ sung nhiều vitaminvà khoáng chất từ trái cây cũng như canxi và protein từ những loại sữa giúp bé tăng cân. Cũng đừng quên cho bé vận động hợp lý và thường xuyên để bé có một cơ thể khỏe mạnh.

  1. Bệnh hen suyễn
Hen suyễn cũng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ liên quan đến đường hô hấp. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hen suyễn là tình trạng phế quản của trẻ bị co thắt, có thể kèm bị sưng phù đồng thời tiết ra chất nhầy gây khó thở và những biến chứng nguy hiểm khác. Nguyên nhân của hen suyễn là do bé có cơ địa dị ứng, cơn suyễn có thể xuất hiện nếu bé tiếp xúc với bụi, phấn hoa hoặc một số chất, hoặc bé bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus…
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ thường là thở khò khè, thở khó nhọc, xuất hiện những cơn ho dai dẳng về đêm, hắt hơi, sổ mũi... Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bất thường như trên, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị. Ngoài ra cũng cần dọn dẹp nơi ở của bé gọn gàng, ngăn nắp, tránh bụi và tránh dùng những bình xịt hóa chất nặng mùi.
  1. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu ở trẻ là một chứng bệnh không có thuốc đặc trị và có thể biến chứng, do đó bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến loại bệnh này. Nguyên nhân của bệnh thủy đậu là do Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thủy đậu thường là sốt, đau đầu và đau cơ. Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt đậu trên khắp cơ thể.
Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần ngay lập tức cách ly trẻ bởi bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Chú ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng ở các nốt thủy đậu khi chúng bắt đầu vỡ nước. Đối với những trẻ có nguy cơ biến chứng cao, cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Cách phòng chống tốt nhất để hạn chế nguy cơ thủy đậu ở trẻ đó là hãy đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để hỗ trợ kịp thời cho trẻ.

  1. Bệnh còi xương
Trẻ em Việt Nam thường rất dễ bị còi xương. Nguyên nhân nằm ở chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi và vitamin D cần thiết cho hệ xương của trẻ. Để hạn chế nguy cơ còi xương ở trẻ, bố mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá, ngũ cốc, đậu phụ, đậu đỗ hay những loại sữa nào cho bé tăng cân...vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Cũng nên thường xuyên cho bé vận động ngoài trời để cơ thể bé tự hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
  1. Bệnh sởi
Bệnh sởi cũng là một chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù đến nay đã có vắc – xin phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, nhưng nếu bố mẹ chủ quan không cho bé chủng ngừa đúng lịch thì trẻ rất dễ mắc.   
Các triệu chứng của bệnh sởi thường là sốt, sổ mũi, mắt đỏ, ho khan và ngứa ở nhiều bộ phận. Trẻ bị bệnh sởi có thể điều trị tại nhà bằng cách bổ sung dưỡng chất cho trẻ trong khẩu phần ăn, hạ sốt, sát trùng mũi, họng và cho trẻ nghỉ ngơi. Nhưng phải theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu nặng như sốt cao, khó thở, co giật, nôn ói nhiều…
Cảm lạnh, hen suyễn, thủy đậu, còi xương và sởi là 5 chứng bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ. Mặc dù tác hại của mỗi chứng bệnh là khác nhau nhưng nhìn chung, loại bệnh nào cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết là điều tối quan trọng để bố mẹ bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh luôn rình rập trẻ mỗi ngày.

5 bệnh thường gặp nhất ở trẻ và cách phòng chống

Trẻ mắc hội chứng kích thích ruột thường dễ bị đau bụng, khó tiêu và chiếm khoảng từ 10 -20 % số lượng trẻ nhỏ nói chung. Hiện tại người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của hội chứng này nên các mẹ cần theo dõi để nhận biết chính xác nếu con có dấu hiệu mắc hội chứng này.
Thông thường trẻ mắc hội chứng này thường có các dâu thần kinh nhạy cảm làm cho ruột co bóp phản ứng quá mức khi gặp các tác nhân kích thích từ sữa, nội tiết tố, sự cẳng thẳng hay một vài loại kháng sinh



Dấu hiệu của hội chứng kích thích ruột ở trẻ nhỏ?


Thông thường trẻ mắc hội chứng này thường có các dâu thần kinh nhạy cảm làm cho ruột co bóp phản ứng quá mức khi gặp các tác nhân kích thích từ sữa, nội tiết tố, sự cẳng thẳng hay một vài loại kháng sinh. Các trẻ bị hội chứng kích thích ruột thì thường kéo dài vài ngày rồi sau đó triệu chứng đó giảm dần và biến mất. Mẹ cần quan sát bé để nắm được các triệu chứng của bệnh như sau:
  • Thường xuyên đầy bụng
  • Xì hơi
  • Dễ bị đau quặn bụng nhưng đi đại tiện sẽ hết
  • Có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc vừa cả hai triệu chứng
  • Xuất hiện chất nhày trong phân
Bên cạnh những triệu chứng thường gặp kể trên, bé còn tỏ ra mệt mỏi, khó chịu, thường phải đi đại tiện gấp hay tiểu đêm nhiều.
Khi trẻ bị hội chứng ruột kích thích sẽ có các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài…

Nguyên nhân trẻ em mắc hội chứng kích thích ruột

Thực tế cho tới nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của căn bệnh này. Theo các chuyên gia y tế, đây là sự mất đồng bộ giữa não và sự co thắt của tuột gây ra. Bé mắc bệnh sẽ thường xuyên gặp những cơn co thắt ruột bất thường gây ra cơn đau quặn bụng. Việc co thắt này làm tăng tốc độ di chuyển của phân ra ngoài gây ra chứng tiêu chảy hoặc giảm tốc độ di chuyển của phân gây ra táo bón, đầy bụng.
Một số ý kiến cho rằng hội chứng kích thích ruột có thể là bệnh di truyền từ người có gen giống nhau trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều người lại phản bác ý kiến khi cho rằng bệnh thường dễ tái đi tái lại do thức ăn không thích hợp hay những căng thẳng về thần kinh hay tình cảm… Đúng vậy, yếu tố lo âu, chán nản hay căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân làm cho hội chứng kích thích ruột thêm trầm trọng.
Ngoài ra, những yếu tố do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, một số loại thuốc kháng sinh hay bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa gây ra.
Chuẩn đoán hội chứng kích thích ruột cần tiến hành xét nghiệm máu, nội soi trực tràng

Đối với bác sĩ chuyên khoa, việc chuẩn đoán hội chứng kích thích ruột ở trẻ em không chỉ dựa trên các triệu chứng đơn thuần mà cần tiến hành xét nghiệm để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác có triệu chứng như vậy.
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Nội soi trực tràng

Cách điều trị Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em?

Rất khó để điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích, bạn chỉ có thể tìm cách hạn chế bệnh tái phát để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt bằng cách điều hòa chế độ ăn uống, sử dụng men vi sinh, dùng thuốc và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Điều hòa chế độ ăn: Mẹ nên hạn chế con ăn các thực phẩm giầu chất béo, chế phẩm từ sữa, đồ uống chứa caffeine, đồ uống chứa chất ngọt nhân tạo hay các thức ăn làm bé đầy hơi như lạc, đậu, bắp cải … Đồng thời chú ý bổ sung thêm chất xơ vào trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày.
Dùng men vi sinh: Men vi sinh sẽ cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột nhằm giảm bớt các triệu chứng của hội chứng kích thích ruột ở trẻ em. Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh dạng nén, viên nang, dạng bột. Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn sữa chua hay các loại nước uống lên men cho con uống đều được.
Giữ tinh thần thoải mái: Việc căng thẳng và buồn bã chỉ làm cho hội chứng kích thích ruột nặng thêm. Nếu bé đã đến tuổi đi học thì mẹ nên nói chuyện về việc học tập của bé thường xuyên, hạn chế việc gây áp lực cho bé hay yêu cầu con học thêm quá nhiều.
Dùng thuốc: Nếu những cách trên không có tác dụng gì bạn nên hỏi bác sĩ để kê đơn cho bé những loại thuốc chống co thắt ruột.

Hội chứng kích thích ruột ở trẻ em – Nhận biết và điều trị như thế nào?

Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của bé. Ở giai đoạn này, bé tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc tập đi của mình nên cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết điều này.


Khi trẻ bắt đầu những bước chân đầu tiên của cuộc đời, đây chính là giai đoạn để bé tập trung phát triển trí tuệ, các giác quan, khả năng ngôn ngữ và đặc biệt là khả năng vận động. Nhằm hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, mẹ cần tập trung vào những loại thực phẩm chứa nhiều canxi cho bé.

Thực vậy, chiều cao của con người quyết định bởi 32 % chế độ dinh dưỡng nên ở giai đoạn tập đi canxi được xem là dưỡng chất cần thiết nhất để tăng trưởng chiều cao và phát triển hệ vận động của trẻ. Theo đó, trong 1 năm đầu đời nếu được chăm sóc tốt trẻ sẽ cao thêm khoảng 25 cm, 2 năm tiếp theo trẻ sẽ tăng thêm 10 cm. Bởi vậy, ở giai đoạn này mẹ nên chú trọng tới các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, hàu, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Các nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ



Khi chuẩn bị đồ ăn cho con, mẹ cần cân bằng 4 nhóm thực phẩm cơ bản là tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Trong đó, mỗi nhóm thường tồn tại trong nhiều các loại thực phẩm khác nhau đòi hỏi mẹ phải phối hợp thực phẩm để chế biến bữa ăn cho con luôn mới lạ, phòng phú và ngon miệng.

Thực tế, trẻ tuổi tập đi cần một chế độ ăn giàu chất béo và chất xơ hơn so với người lớn. Đó là bởi hệ tiêu hóa của bé thường khá non nớt nên không dễ dàng xử lý được các chất xơ. Tuy nhiên, mẹ cần quan tâm đặc biệt tới các nhóm tinh bột, nhóm thịt, cá, gà sữa và trái cây như hình minh họa dưới đây.

Tháp dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ đang tập đi

Sữa



Ở giai đoạn tập đi, sữa chính là nguồn cung cấp canxi chủ yếu cho bé. Ngoài ra chúng cũng cung cấp thêm các chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết. Thông thường ở thời điểm này trẻ nên uống 350 ml sữa mỗi ngày tương đương 2 cốc sữa tương đương 8 thìa sữa bột hàng ngày.

Số lượng thức ăn cho trẻ tập đi



Do dạ dày của bé còn khá nhỏ nên bạn nên cho con ăn ít nhất 5 lần mỗi ngày. Chú ý chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày với lượng thức ăn vừa phải nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết và nguồn năng lượng cho hoạt động của bé. Trong đó, mẹ tập trung tinh bột, chất đạm, chất béo vào 3 bữa chính, còn lại là 2 bữa phụ.

Thời gian ăn của trẻ nên cách nhau khoảng 2 giờ và mỗi bữa ăn kéo dài khoảng 30 phút : 7h – 7h30, 9h – 10h,11h – 11h30, 3h – 3h30,7h – 7h30. Mẹ lưu ý không nên xay nhuyễn thức ăn mà cắt, thái thực phẩm ra từng khóc nhỏ. Giai đoạn này bé có thể tập làm quen với đồ ăn nhỗn nhộn.

Chiều cao của con người quyết định bởi 32 % chế độ dinh dưỡng nên ở giai đoạn tập đi canxi được xem là dưỡng chất cần thiết nhất để tăng trưởng chiều cao và phát triển hệ vận động của trẻ.

Ngoài ra, chị em cũng không nên bế gập con mà hãy để cho bé ngồi thoải mái trên ghế để cơ bụng co giãn thoải mái, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng. Hạn chế những thực phẩm đóng hộp hay đã chế biến sẵn cho con.

Các loại trái câu rau quả



Đừng chỉ tập trung vào một số loại trái cây rau quả mà bé thích ăn. Ở giai đoạn bé đang làm quen với đồ ăn nên mẹ cố găng cho con khám phá nhiều loại trái cây khác nhau nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú và đa dạng. Chế độ tốt nhất là 5 cữ trái cây mỗi ngày nhưng nên chia nhỏ khẩu phần của bé vào các bữa chính và bữa phụ.

Đừng quên carbohydrates



Những loại ngũ cốc nguyên hạt hay bánh mì thường cung cấp nguồn carbohydrates phong phú tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể kết hợp bánh mì, ngũ cốc hay khoai tây vào trong bữa chính lẫn bữa phụ để đảm bảo mẹ có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, chú ý đối với trẻ nhỏ nên hạn chế ngũ cốc bởi chúng không thực sự thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ cho lắm.

Chế độ dinh dưỡng nào hợp lý cho bé tập đi hiệu quả ngay tại nhà

Theo số liệu từ Cục Y tế dự phòng thì tỷ lệ cận thị loạn thị tại học đường đang ngày một gia tăng, theo đó tỉ lệ cận thị của học sinh chiếm tới 48,1 %, cận thị nhẹ cả 2 mắt là 56 %, cận thị nặng là 15,5 %. Để tránh cho con những bất tiện khi phải đeo kính, bố mẹ hãy bắt tay làm ngay để bảo vệ ‘’ cửa sổ tâm hồn’’ cho con mình.


Tại sao tỷ lệ cận thị, loạn thị ngày một gia tăng trong học đường?


Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tật cận thị như điều kiện học tập ( ánh sáng, bàn ghế, bảng …) tại trường hay tại nhà chưa đạt chuẩn; chế độ học tập và sinh hoạt ( đọc truyện, xem tivi, xem máy tính …) không hợp lý. Theo các nhà chuyên môn thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ này tăng đột biến đó là bởi chế độ học tập của các học sinh, trong khi nếu có thời gian nghỉ ngơi thì các bé lại dành cho việc xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính quá nhiều.

Vấn đề ánh sáng cũng được nói tới nhiều ở các lớp học. Một số trường học hay gia đình không có ánh sáng đạt chuẩn cho con khi ngồi học. Đặc biệt một số bố mẹ do nhà quá chật hoặc không để ý đến việc dành riêng cho con một không gian học tập riêng mà để bé vừa chơi vừa học dưới ánh đèn led yếu, dễ gây cận thị.

Tuy nhiên, xét cho cùng nhiều năm trước đây khi điều kiện bàn ghế, bóng đèn chưa tốt nhưng tỉ lệ học sinh bị cận thị cũng hạn chế hơn so với bây giờ. Nói như vậy, nguyên nhân chính vẫn là do các trẻ đang sống trong thế giới công nghệ, được tiếp xúc hàng ngày với tivi, điện thoại, máy tính với cường độ cao nên ảnh hưởng không nhỏ tới đôi mắt.


Bí quyết để bảo vệ mắt cho con

Chú trọng tới chế độ ăn uống cho đôi mắt sáng khỏe

Nghiên cứu cho rằng các thực phẩm có chứa axit béo omega 3, lutein, kẽm, vitamin C hay vitamin E thường có tác dụng hỗ trợ đôi mắt sáng và khỏe hơn, giảm thiểu các vấn đề về thị lực.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con bằng các thực phẩm như:

  • Các loại rau xanh như rau bina, rau cải …
  • Cá hồi, cá ngừ và các loại cá béo khác
  • Trứng, các loại hạt đậu, bí đỏ
  • Cam và các loại họ nhà cam như chanh, bưởi, đu đủ
  • Hàu và thịt lợn

Loại bỏ mọi căng thẳng của mắt

Ngoài thời gian học trên lớp, bố mẹ cần hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính, điện thoại và phải ngủ đúng giờ. Những cuốn sách có chữ hay hình ảnh quá nhỏ, lem nhem cũng không nên đọc nhiều để tránh ảnh hưởng tới mắt.

Chế độ nghỉ ngơi cho mắt hợp lý

Khi học ở nhà, bố mẹ nên sắp xếp cho con thời gian nghỉ giải lao từ 5-10 phút để mắt trẻ được thư giãn thay vì chỉ tập trung cắm cúi vào bài vở. Ngoài ra, không nên xem tivi quá 45-60 phút và giữ con xem ở khoảng cách với tivi đủ để cho mắt điều tiết phù hợp. Hạn chế các trường hợp để bé chơi game trên máy tính hay chơi điện thoại trong thời gian rảnh rỗi.

Tư thế ngồi học

Khi ở nhà bố mẹ nên tạo cho con một góc học tập riêng với bóng đèn đảm bảo ánh sáng. Thậm chí, vở của trẻ cũng nên chọn loại in rõ ràng, sáng sủa, dễ đọc, chống lóa tốt. Rèn cho con tư thế ngồi học thẳng lưng, 2 chân khép lại với 2 bàn chân để sát trên nền nhà. Đầu trẻ cúi khoảng 10 -15 độ, không nghiêng đầu, áp má vào bàn học. Luôn luôn để mắt cách xe vởi từ 25 -35 cm.


Sử dụng kính dâm bảo vệ mắt khi đi ra đường

Nếu bé thường xuyên phải di chuyển quãng đường dài để tới trường bằng xe máy thì bố mẹ nên sắm cho con một chiếc kính dâm đi trên đường. Kính dâm thực chất không chỉ mang tính thời trang mà còn có tác dụng bảo vệ đôi mắt của bạn được sáng, khỏe nhờ hạn chế bụi bẩn, sự tiếp xúc trực tiếp của nắng với tia cực tím từ ánh nắng mặc trời.

Kiểm tra mắt định kỳ

Bố mẹ nên đưa con đi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện ra những chứng bệnh về mắt như tăng nhãn áp, tật khúc xạ … để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong trường hợp thấy con thường xuyên mỏi mắt, chảy nước mắt hay mắt ra nhiều gỉ thì bác sĩ có thể kê cho con một vài loại thuốc bổ mắt chứa các vitamin cần thiết. Ví dụ như chất chondroitin được chiết xuất từ sụn vi cá mập có tác dụng duy trì độ trong suốt của thủy tinh thể, giác mạc mắt, hạn chế mỏi mắt, mờ mắt, giúp mắt điều tiết tốt hơn.

Bí quyết để mẹ bảo vệ đôi mắt cho trẻ ngay từ bây giờ


Bố mẹ thường mong muốn con khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường trí thông minh cho trẻ không? Điều này là có thể. Bạn hãy xem bài viết sau nhé.
Thực phẩm giúp phát triển các chức năng của não, đồ chơi giúp phát triển trí tuệ, các bài tập thể chất, tiếp xúc với môi trường xung quanh…đều là những cách để tăng cường trí thông minh cho trẻ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ. Dưới đây là 10 phương pháp hữu ích nhất mà bạn có thể thực hiện để giúp bé tăng cường trí thông minh.

1. Đừng làm gián đoạn giấc ngủ của bé

Nếu bé ngủ thiếu một giờ mỗi ngày, khả năng nhận thức của bé sẽ giảm đi rất nhiều. Não bé thường phát triển rất nhanh trong quá trình ngủ. Đây là lúc mà các liên kết thần kinh được thực hiện, đặc biệt là liên kết giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải. Những đứa bé ngủ đủ giấc thường phát triển ngôn ngữ tốt hơn, tăng cường khả năng tập trung và chú ý.

2. Các hoạt động thể chất

Sự phát triển của não và các hoạt động thể chất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bạn nên cho bé tham gia các hoạt động thể chất một giờ mỗi ngày. Điều này sẽ làm tăng lượng máu lưu thông đến não và các bộ phận khác của cơ thể, giúp bé phát triển trí nhớ và tăng khả năng học tập. Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để chơi đùa với bé.

3. Chọn nhạc cho bé

Tiếp xúc với những giai điệu nhẹ nhàng rất có lợi cho sự phát triển của não, qua đó tăng cường khả năng nhận thức. Bạn hãy bế bé và nhảy một vài giai điệu theo nhạc. Điều này giúp cơ thể bé tiết ra hormone tình yêu oxytocin. Loại hormone này cũng được tiết ra khi bạn cho bé bú. Những bé thường xuyên nghe nhạc sẽ có trí nhớ tốt và ít bị trầm cảm.

4. Nói chuyện với bé


Nói chuyện với bé thường xuyên sẽ giúp tăng kỹ năng xử lý ngôn ngữ và nâng cao vốn từ ngay từ khi bé được 18 tháng. Trò chuyện giúp bé nắm được cách chuyển động môi, cách lắng nghe và cách phát âm từ ngữ.
Việc lặp lại các từ cũng giúp tăng cường trí nhớ, giúp bé dễ dàng liên kết các đối tượng và từ ngữ lại với nhau hơn. Vì vậy, đừng nghĩ rằng nói chuyện với bé là một việc làm tốn thời gian vì bé đang học mọi thứ từ bạn đấy.

5. Thói quen ăn uống lành mạnh

Cho bé ăn nhiều những món ăn tốt cho não là cách tốt nhất để tăng cường trí tuệ. Trái cây, rau xanh, các sản phẩm làm từ sữa, trái cây sấy khô, trứng và các loại hạt đều là những món ăn tốt cho não. Hãy chế biến những thực phẩm này thành những món ăn bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và tăng cường trí tuệ.

6. Tiếp xúc với môi trường xung quanh

Hãy dành thời gian cho bé chơi với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình. Điều này sẽ giúp bé học được những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh. Tiếp xúc càng nhiều bé sẽ càng có cơ hội học được nhiều thứ.

7. Kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ

Kể chuyện và hát ru trước khi ngủ là những việc làm giúp phát triển trí tuệ ngay từ khi còn nhỏ. Những việc làm này không chỉ giúp cho sợi dây liên kết giữa bố mẹ và bé thêm bền chặt mà nó còn giúp tăng cường các chức năng của não. Hệ thần kinh của một đứa bé thường được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ sẽ khác với hệ thần kinh của những đứa trẻ khác.

8. Tiếp xúc với thiên nhiên


Khi tiếp xúc với thiên nhiên như chơi trên thảm cỏ xanh mát, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Điều này thể hiện rõ khi bạn cho bé đi công viên, bé luôn vui vẻ. Một môi trường xanh mát sẽ giúp bé thư giãn và tăng cường chức năng của não.

9. Để cho bé chọn

Bố mẹ luôn có xu hướng tự quyết định những điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, bạn có thể để bé tự chọn những gì mình thích. Điều này sẽ giúp phát triển khả năng nhận thức ở trẻ nhỏ. Hãy để bé tự chọn màu sắc, hương vị, con người và hình dạng để làm tăng khả năng ra quyết định của bé.

10. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn bổ não cơ bản nhất. Cho bé bú mẹ đến khi 1 tuổi sẽ giúp tăng cường sức khỏe và trí thông minh của bé. Sữa mẹ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ là một đứa trẻ thông minh.
Những việc làm trên đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng trí thông minh cho bé. Tuy nhiên, không có điều gì tốt hơn tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Những đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ sẽ trở thành những đứa bé thông minh. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để ở bên bé, yêu thương và chăm sóc bé mỗi ngày để bé cưng của bạn lớn lên khỏe mạnh và thông minh nhé.

Top 10 mẹo giúp tăng cường trí thông minh cho bé nhanh chóng