Social Items

Nổi mề đay là bệnh thường gặp của trẻ ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì việc nổi mề đay thường diễn ra dai dẳng, dễ bị tái phát lại vì vùng da của bé vô cùng nhạy cảm. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu nổi mề đay ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân nổi mề đay ở ở trẻ em bố mẹ cần tìm hiểu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mề đay ở trẻ em. Nhưng chúng tôi mời bạn tham khảo những nguyên nhân chính dưới đây:

Nguyên nhân chủ quan
Cơ địa bị dị ứng: Trẻ em có cha mẹ hoặc ông bà bị dị ứng nổi mề đay sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Sức đề kháng của trẻ kém: Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện và chưa ổn định. Do đó, trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị rối loạn khi gặp các chất kích thích.

Nguyên nhân khách quan
Dị ứng theo mùa là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay ở cả trẻ em và người lớn. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ tia UV, nồng độ khói bụi… khiến cơ thể bé không thích ứng kịp, sinh ra phản ứng mẫn cảm.

Nổi mề đay ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Thức ăn:
Các loại hạt (đậu phộng, hạnh nhân, đậu nành…), hải sản, sữa… dễ gây dị ứng, nổi mề đay. Cha mẹ nên cho bé làm một bài kiểm tra nhỏ trước.
Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải tiêm phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cơ thể bé có thể nổi mề đay do dị ứng với các loại thuốc này.
Ngoài ra, bé bị nổi mề đay có thể do: Côn trùng cắn, mủ cây, nhiễm giun sán…
Bên cạnh đó, khoảng 50% trường hợp nổi mề đay ở trẻ em mà không tìm được nguyên nhân. Các bác sĩ thường gọi đây là bệnh mề đay tự phát, vô căn.
Cách điều trị nổi mề đay ở trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả

Chườm lạnh
Tác dụng thanh nhiệt được đánh giá là có tác dụng tích cực đối với bệnh mề đay ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu nổi mề đay, cha mẹ có thể tham khảo cách dùng khăn bông mềm quấn đá hoặc dùng túi chườm đá có chứa nước mát rồi chườm lên những vùng da bị ngứa. Thời gian chườm lạnh có thể duy trì khoảng 10 phút cho mỗi lần và lặp lại nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

Lưu ý rằng làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn tương đối mỏng manh và nhạy cảm. Cha mẹ nên kiểm tra kỹ nhiệt độ của khăn và túi chườm đá trước khi để những vật dụng này tiếp xúc trực tiếp với da của bé. Ngoài ra, tuyệt đối không được chườm lạnh lên một vùng da quá lâu, hãy di chuyển nhẹ nhàng và từ từ trên da bé.

Trị nổi mề đay tại nhà bằng lá khế

Tắm lá khế là một bài thuốc chữa bệnh mề đay được lưu truyền rộng rãi. Lá khế có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, giảm dị ứng và giải độc. Người ta tận dụng dược tính của loại thảo dược này để đẩy lùi tình trạng mẩn ngứa, ngứa ngáy trên da do mề đay.

Tuy chỉ được lưu truyền trong dân gian và chưa được nghiên cứu nhiều nhưng cách chữa bệnh từ lá khế vẫn được nhiều người áp dụng. Trên thực tế, tắm bằng nước lá khế có thể giảm mức độ ngứa, rát trên da đáng kể.

Hơn nữa, loại thảo dược này rất an toàn, lành tính, phù hợp với những đối tượng không sử dụng được thuốc như phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ.

Nổi mề đay ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Cách chữa mề đay bằng khế chua theo kinh nghiệm dân gian:
Dùng khoảng 3-4 nắm lá khế tươi, ngâm nước muối loãng và nhặt bỏ phần lá già, sâu.
Để lá khế khô hẳn rồi chà xát nhẹ nhàng.
Sau đó, đun sôi 2 lít nước rồi cho lá khế vào.
Đổ nước vào bát và thêm một chút nước lạnh vào.
Dùng nước lá khế tắm hàng ngày để giảm ngứa, mẩn đỏ
Làm mát da cho trẻ

=>> Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thay đổi thời tiết


Bạn có thể làm mát da cho trẻ bằng những cách sau để giảm sưng viêm và giảm các triệu chứng sưng nóng, khó chịu:
• Tắm nước ấm: Bạn cho trẻ tắm nước ấm hàng ngày để giữ nhiệt độ cơ thể trẻ mát hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa.
• Chườm mát: Bạn quấn đá bằng túi vải hoặc khăn để chườm mát cho trẻ sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, sưng tấy.
• Lau người cho bé thường xuyên: Bạn lau người cho bé hàng ngày sau khi ăn xong, vệ sinh, vui chơi, học tập để loại bỏ bụi bẩn cũng như các tác nhân khiến bé bị nổi mề đay.Vừa rồi là nguyên nhân và 6 giải pháp chữa nổi mề đay ở trẻ em đơn giản và an toàn. Cha mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện các bước trên tại nhà, tuy nhiên chúng tôi khuyến khích trẻ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể mỗi khi trẻ bị nổi mề đay.

Nổi mề đay ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Nổi mề đay là bệnh thường gặp của trẻ ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì việc nổi mề đay thường diễn ra dai dẳng, dễ bị tái phát lại vì vùng da của bé vô cùng nhạy cảm. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu nổi mề đay ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân nổi mề đay ở ở trẻ em bố mẹ cần tìm hiểu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mề đay ở trẻ em. Nhưng chúng tôi mời bạn tham khảo những nguyên nhân chính dưới đây:

Nguyên nhân chủ quan
Cơ địa bị dị ứng: Trẻ em có cha mẹ hoặc ông bà bị dị ứng nổi mề đay sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Sức đề kháng của trẻ kém: Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện và chưa ổn định. Do đó, trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị rối loạn khi gặp các chất kích thích.

Nguyên nhân khách quan
Dị ứng theo mùa là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay ở cả trẻ em và người lớn. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ tia UV, nồng độ khói bụi… khiến cơ thể bé không thích ứng kịp, sinh ra phản ứng mẫn cảm.

Nổi mề đay ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Thức ăn:
Các loại hạt (đậu phộng, hạnh nhân, đậu nành…), hải sản, sữa… dễ gây dị ứng, nổi mề đay. Cha mẹ nên cho bé làm một bài kiểm tra nhỏ trước.
Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải tiêm phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cơ thể bé có thể nổi mề đay do dị ứng với các loại thuốc này.
Ngoài ra, bé bị nổi mề đay có thể do: Côn trùng cắn, mủ cây, nhiễm giun sán…
Bên cạnh đó, khoảng 50% trường hợp nổi mề đay ở trẻ em mà không tìm được nguyên nhân. Các bác sĩ thường gọi đây là bệnh mề đay tự phát, vô căn.
Cách điều trị nổi mề đay ở trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả

Chườm lạnh
Tác dụng thanh nhiệt được đánh giá là có tác dụng tích cực đối với bệnh mề đay ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu nổi mề đay, cha mẹ có thể tham khảo cách dùng khăn bông mềm quấn đá hoặc dùng túi chườm đá có chứa nước mát rồi chườm lên những vùng da bị ngứa. Thời gian chườm lạnh có thể duy trì khoảng 10 phút cho mỗi lần và lặp lại nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

Lưu ý rằng làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn tương đối mỏng manh và nhạy cảm. Cha mẹ nên kiểm tra kỹ nhiệt độ của khăn và túi chườm đá trước khi để những vật dụng này tiếp xúc trực tiếp với da của bé. Ngoài ra, tuyệt đối không được chườm lạnh lên một vùng da quá lâu, hãy di chuyển nhẹ nhàng và từ từ trên da bé.

Trị nổi mề đay tại nhà bằng lá khế

Tắm lá khế là một bài thuốc chữa bệnh mề đay được lưu truyền rộng rãi. Lá khế có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, giảm dị ứng và giải độc. Người ta tận dụng dược tính của loại thảo dược này để đẩy lùi tình trạng mẩn ngứa, ngứa ngáy trên da do mề đay.

Tuy chỉ được lưu truyền trong dân gian và chưa được nghiên cứu nhiều nhưng cách chữa bệnh từ lá khế vẫn được nhiều người áp dụng. Trên thực tế, tắm bằng nước lá khế có thể giảm mức độ ngứa, rát trên da đáng kể.

Hơn nữa, loại thảo dược này rất an toàn, lành tính, phù hợp với những đối tượng không sử dụng được thuốc như phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ.

Nổi mề đay ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Cách chữa mề đay bằng khế chua theo kinh nghiệm dân gian:
Dùng khoảng 3-4 nắm lá khế tươi, ngâm nước muối loãng và nhặt bỏ phần lá già, sâu.
Để lá khế khô hẳn rồi chà xát nhẹ nhàng.
Sau đó, đun sôi 2 lít nước rồi cho lá khế vào.
Đổ nước vào bát và thêm một chút nước lạnh vào.
Dùng nước lá khế tắm hàng ngày để giảm ngứa, mẩn đỏ
Làm mát da cho trẻ

=>> Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thay đổi thời tiết


Bạn có thể làm mát da cho trẻ bằng những cách sau để giảm sưng viêm và giảm các triệu chứng sưng nóng, khó chịu:
• Tắm nước ấm: Bạn cho trẻ tắm nước ấm hàng ngày để giữ nhiệt độ cơ thể trẻ mát hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa.
• Chườm mát: Bạn quấn đá bằng túi vải hoặc khăn để chườm mát cho trẻ sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, sưng tấy.
• Lau người cho bé thường xuyên: Bạn lau người cho bé hàng ngày sau khi ăn xong, vệ sinh, vui chơi, học tập để loại bỏ bụi bẩn cũng như các tác nhân khiến bé bị nổi mề đay.Vừa rồi là nguyên nhân và 6 giải pháp chữa nổi mề đay ở trẻ em đơn giản và an toàn. Cha mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện các bước trên tại nhà, tuy nhiên chúng tôi khuyến khích trẻ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể mỗi khi trẻ bị nổi mề đay.

Không có nhận xét nào