Social Items

Khi nuôi dạy trẻ có tính cách hướng nội, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần nhớ là tính cách hướng nội không phải là lỗi của trẻ, cũng không phải sự rối loạn tâm lý và bạn không phải tìm cách “chạy chữa” cho trẻ. Hướng nội là một tính cách bình thường của con người, chỉ vì đây là tính cách khá đặc biệt, nên chúng ta cần hiểu để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn. Để nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất có thể, bạn hãy tham khảo và thử một số bí quyết sau:

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

1. Tôn trọng không gian riêng của trẻ

Những đứa trẻ hướng nội thường hay thích ở một thế giới riêng tư, mơ mộng của riêng mình. Là cha mẹ, bạn nên hiểu và tôn trọng thuộc tính này. Hãy để trẻ có những thời gian yên tĩnh và sự riêng tư để tự nạp lại năng lượng.

2. Luôn động viên trẻ

Những đứa trẻ điềm đạm, ít nói thường hay bị đánh giá là rụt rè, nhút nhát, chậm chạp… nên có thể làm trẻ cảm thấy tự ti về bản thân. Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm giải thích cho trẻ hiểu rằng không có gì sai và cá biệt khi trẻ có tính cách này.

Ngoài ra, bạn cũng nên giúp trẻ hiểu rằng trẻ luôn hoàn hảo, theo cách của riêng mình và trẻ không cần quan tâm quá nhiều đến những lời đánh giá hoặc nhận xét của người khác. Trên thế giới có rất nhiều người thành công và nổi tiếng cũng có tính cách hướng nội như: J.K Rowling, Mẹ Teresa, Bill Gates… bạn có thể dùng những ví dụ này để minh họa giải thích cho trẻ.

3. Cho trẻ thời gian để làm quen với những người lạ

Những đứa trẻ hướng nội thường cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi ở gần những người mà trẻ không quen. Do đó, đừng ép trẻ phải nói chuyện với những người mà trẻ chưa gặp bao giờ. Bạn hãy cho trẻ có một chút thời gian để hòa nhập và thích nghi làm quen với mọi người xung quanh.

4. Khuyến khích trẻ theo đuổi những đam mê của mình

Bé cưng nhà bạn có thể thích điều gì đó rất mới lạ, độc đáo, chứ không hẳn là những hoạt động và lĩnh vực mà các bé khác thích. Trẻ có thể thích nghiên cứu khoa học, thích nghe nhạc… Nếu trẻ có những đam mê đặc biệt như vậy, bạn hãy tôn trọng chọn lựa tự nhiên của trẻ và tạo điều kiện tốt để trẻ theo đuổi đam mê của mình.

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

5. Dạy trẻ cách đấu tranh cho bản thân mình

Bạn cần dạy cho trẻ những kỹ năng để biết cách tự đấu tranh và giành quyền lợi chính đáng cho bản thân và những người khác. Điều này đặc biệt cần thiết nếu trẻ gặp phải các trường hợp là nạn nhân của bạo lực học đường, bị trêu ghẹo, áp lực kỳ thị từ bạn bè và nhiều hành vi tiêu cực khác.

6. Giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình

Những đứa trẻ hướng nội thường cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc của mình. Nếu trẻ thấy khó khăn trong việc chia sẻ trực tiếp cảm xúc của mình, hãy khuyến khích trẻ làm những điều hỗ trợ trẻ thể hiện cảm xúc như: viết nhật ký, vẽ tranh…

Bạn nên tham khảo thêm các trò chơi và đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi cùng lúc với nhiều bạn bè vừa tăng khả năng giao tiếp, vừa phát triển toàn diện cho trẻ.

7. Giải thích cho trẻ hiểu việc có ít bạn chẳng có gì là không tốt

Số lượng bạn bè không quyết định đến việc trẻ thành công hay không. Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc và ở gần nhiều người, hãy khuyến khích trẻ thường xuyên chơi với những người bạn thân. Bạn hãy dạy cho trẻ hiểu rằng có nhiều bạn không quan trọng bằng việc tìm được người bạn tốt, chân thành để chơi và chia sẻ cùng nhau.

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

8. Nói chuyện với giáo viên của trẻ

Những đứa trẻ có tính cách hướng nội có thể bị các giáo viên coi là thụ động, chậm chạp hay nhút nhát. Tuy nhiên, nếu bạn troa đổi và nói trước với giáo viên của trẻ về điều này, họ sẽ có cách để hỗ trợ và thông cảm với trẻ tốt hơn.

9. Đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của trẻ

Nếu bạn thấy trẻ chủ động nói chuyện và giao tiếp với người lạ, hãy đánh giá cao điều đó và khuyến khích trẻ với nhiều hình thức khác nhau như lời khen hay đồ chơi, phần thưởng để trẻ thực hiện hành động này thường xuyên hơn.

10. Quan sát để giúp đỡ trẻ kịp thời và đúng lúc

Những đứa trẻ hướng nội thường không thích nhờ vả và thường tự giải quyết các vấn đề của mình một cách độc lập. Làm cha mẹ, bạn nên có sự quan sát và hỗ trợ đúng lúc, cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, đừng ép buộc trẻ phải nói chuyện, nếu trẻ không muốn chia sẻ, hãy cho trẻ thêm chút thời gian.

>> Xem thêm: Những khó khăn mà trẻ hướng nội phải đối mặt mà cha mẹ nên biết

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm tính cách đặc biệt và độc đáo theo cách riêng của chúng. Việc trẻ có tính cách hướng nội rất tự nhiên và bình thường chứ không phải vấn đề lớn gì. Bạn đừng vì vậy mà ép bé phải trở thành một người khác mà bé không hề thích hay hứng thú nhé.

Nguồn: Phóng viên Ngân Phạm

Những bí quyết nuôi dạy trẻ hướng nội mà cha mẹ nên tham khảo

Khi nuôi dạy trẻ có tính cách hướng nội, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần nhớ là tính cách hướng nội không phải là lỗi của trẻ, cũng không phải sự rối loạn tâm lý và bạn không phải tìm cách “chạy chữa” cho trẻ. Hướng nội là một tính cách bình thường của con người, chỉ vì đây là tính cách khá đặc biệt, nên chúng ta cần hiểu để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn. Để nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất có thể, bạn hãy tham khảo và thử một số bí quyết sau:

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

1. Tôn trọng không gian riêng của trẻ

Những đứa trẻ hướng nội thường hay thích ở một thế giới riêng tư, mơ mộng của riêng mình. Là cha mẹ, bạn nên hiểu và tôn trọng thuộc tính này. Hãy để trẻ có những thời gian yên tĩnh và sự riêng tư để tự nạp lại năng lượng.

2. Luôn động viên trẻ

Những đứa trẻ điềm đạm, ít nói thường hay bị đánh giá là rụt rè, nhút nhát, chậm chạp… nên có thể làm trẻ cảm thấy tự ti về bản thân. Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm giải thích cho trẻ hiểu rằng không có gì sai và cá biệt khi trẻ có tính cách này.

Ngoài ra, bạn cũng nên giúp trẻ hiểu rằng trẻ luôn hoàn hảo, theo cách của riêng mình và trẻ không cần quan tâm quá nhiều đến những lời đánh giá hoặc nhận xét của người khác. Trên thế giới có rất nhiều người thành công và nổi tiếng cũng có tính cách hướng nội như: J.K Rowling, Mẹ Teresa, Bill Gates… bạn có thể dùng những ví dụ này để minh họa giải thích cho trẻ.

3. Cho trẻ thời gian để làm quen với những người lạ

Những đứa trẻ hướng nội thường cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi ở gần những người mà trẻ không quen. Do đó, đừng ép trẻ phải nói chuyện với những người mà trẻ chưa gặp bao giờ. Bạn hãy cho trẻ có một chút thời gian để hòa nhập và thích nghi làm quen với mọi người xung quanh.

4. Khuyến khích trẻ theo đuổi những đam mê của mình

Bé cưng nhà bạn có thể thích điều gì đó rất mới lạ, độc đáo, chứ không hẳn là những hoạt động và lĩnh vực mà các bé khác thích. Trẻ có thể thích nghiên cứu khoa học, thích nghe nhạc… Nếu trẻ có những đam mê đặc biệt như vậy, bạn hãy tôn trọng chọn lựa tự nhiên của trẻ và tạo điều kiện tốt để trẻ theo đuổi đam mê của mình.

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

5. Dạy trẻ cách đấu tranh cho bản thân mình

Bạn cần dạy cho trẻ những kỹ năng để biết cách tự đấu tranh và giành quyền lợi chính đáng cho bản thân và những người khác. Điều này đặc biệt cần thiết nếu trẻ gặp phải các trường hợp là nạn nhân của bạo lực học đường, bị trêu ghẹo, áp lực kỳ thị từ bạn bè và nhiều hành vi tiêu cực khác.

6. Giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình

Những đứa trẻ hướng nội thường cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc của mình. Nếu trẻ thấy khó khăn trong việc chia sẻ trực tiếp cảm xúc của mình, hãy khuyến khích trẻ làm những điều hỗ trợ trẻ thể hiện cảm xúc như: viết nhật ký, vẽ tranh…

Bạn nên tham khảo thêm các trò chơi và đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi cùng lúc với nhiều bạn bè vừa tăng khả năng giao tiếp, vừa phát triển toàn diện cho trẻ.

7. Giải thích cho trẻ hiểu việc có ít bạn chẳng có gì là không tốt

Số lượng bạn bè không quyết định đến việc trẻ thành công hay không. Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc và ở gần nhiều người, hãy khuyến khích trẻ thường xuyên chơi với những người bạn thân. Bạn hãy dạy cho trẻ hiểu rằng có nhiều bạn không quan trọng bằng việc tìm được người bạn tốt, chân thành để chơi và chia sẻ cùng nhau.

Các bi quyết nuôi dạy và thấu hiểu trẻ hướng nội

8. Nói chuyện với giáo viên của trẻ

Những đứa trẻ có tính cách hướng nội có thể bị các giáo viên coi là thụ động, chậm chạp hay nhút nhát. Tuy nhiên, nếu bạn troa đổi và nói trước với giáo viên của trẻ về điều này, họ sẽ có cách để hỗ trợ và thông cảm với trẻ tốt hơn.

9. Đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của trẻ

Nếu bạn thấy trẻ chủ động nói chuyện và giao tiếp với người lạ, hãy đánh giá cao điều đó và khuyến khích trẻ với nhiều hình thức khác nhau như lời khen hay đồ chơi, phần thưởng để trẻ thực hiện hành động này thường xuyên hơn.

10. Quan sát để giúp đỡ trẻ kịp thời và đúng lúc

Những đứa trẻ hướng nội thường không thích nhờ vả và thường tự giải quyết các vấn đề của mình một cách độc lập. Làm cha mẹ, bạn nên có sự quan sát và hỗ trợ đúng lúc, cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, đừng ép buộc trẻ phải nói chuyện, nếu trẻ không muốn chia sẻ, hãy cho trẻ thêm chút thời gian.

>> Xem thêm: Những khó khăn mà trẻ hướng nội phải đối mặt mà cha mẹ nên biết

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm tính cách đặc biệt và độc đáo theo cách riêng của chúng. Việc trẻ có tính cách hướng nội rất tự nhiên và bình thường chứ không phải vấn đề lớn gì. Bạn đừng vì vậy mà ép bé phải trở thành một người khác mà bé không hề thích hay hứng thú nhé.

Nguồn: Phóng viên Ngân Phạm

Không có nhận xét nào