Bạn càng la hét con đồng nghĩa với việc bạn đang chứng tỏ mình là kẻ thất bại trong việc nuôi dạy con. Vậy làm thế nào để chấm dứt thói quen này và dạy con biết cách nghe lời hơn?
La hét con: Hậu quả lâu dài
Nếu bực bội với một người hàng xóm hay đồng nghiệp, bạn có dám la hét vào mặt họ? Chắc chắn là không ai lại làm thế bởi những mối quan hệ và đánh giá của xã hội sẽ giữ cho bạn được bình tĩnh. Vậy nhưng với con cái, bạn lại sẵn sàng la hét lên như thể thế giới này có 2 tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau dành cho người lớn và trẻ em vậy.
Giáo sư Murray A. Straus, đồng giám đốc Viện nghiên cứu gia đình của trường đại học New Hampshire, Hoa Kỳ cho biết: “Các ông bố bà mẹ cho rằng việc la mắng trẻ là điều mà ai ai cũng làm.
Chuyện đó đâu hề có hại gì tới trẻ. Tuy nhiê, thực tế là la mắng đồng nghĩa với việc bạn đang không tôn trọng trẻ và thói quen này có thể phá vỡ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái”.
Tiếng la hét có thể khiến con bạn phản ứng ngược lại bạn, thâm chín là đánh lại ba mẹ. Chúng cũng có thể làm cho con bạn chạy đi hoặc chỉ nhìn chằm chằm vào bạn một cách đáng sợ. Với nhiều năm nghiên cứu cho thấy rằng hét lên làm cho trẻ em hiếu chiến hơn.
Thay đổi thói quen la hét con
La hét không phải là một hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả tới trẻ. Chúng chỉ khiến trẻ sợ hãi, thậm chí dẫn đến niềm tin với cha mẹ bị giảm dần.
Đây là những bí quyết hữu hiệu được chia sẻ từ các chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ em dành cho các ông bố bà mẹ đang bị vướng mắc trong vòng luẩn quẩn “Làm thế nào để tôi không phải la hét con cái mà vẫn khiến chúng nghe lời”.
1. Yêu cầu con dừng lại
Nắm lấy tay con, yêu cầu con dừng hành động tiêu cực lại và giải thích cho con vì sao cần phải như vậy. Trẻ chưa thể nhận thức ngay được điều con làm là sai. Bạn có thể phải dạy đi dạy lại con hàng trăm lần.
Chính vì vậy, nói với con bằng tông giọng bình thường, lặp đi lặp lại điều mà bạn muốn con sửa chữa sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.
2. Ba mẹ cần giữ bình tĩnh
Bạn sẽ không thể kiểm soát cảm xúc cũng như gào lên với con khi đang trong cơn mất bình tĩnh. Thay vì có hành động tiêu cực này, bạn hãy cố gắng bước sang một không gian khác, hít vào, thở ra nhiều lần để ổn định cảm xúc của chính bạn. Điều này sẽ giúp ba mẹ thay đổi được thói quen la mắng trẻ mỗi khi không vừa ý.
3. Tập trung giải quyết gốc rễ hành vi của trẻ
Phần lớn các bậc cha mẹ đều xem rằng la mắng và trừng phạt là một phần của “công cuộc” nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, với con yêu thì đây lại là nỗi ám ảnh. Hơn ai hết, các thiên thần nhỏ rất cần ba mẹ ủng hộ, khuyến khích và hướng dẫn cách sống hơn là nuôi dạy trẻ bằng cảm xúc tiêu cực.
Vì vậy, nếu con đang phạm lỗi lầm nào đó, bạn hãy giúp trẻ tìm ra nguyên nhân của hành vi đó và cùng con sửa chữa nhé.
4. Dùng tông giọng nhẹ nhàng nhưng kiên định
Trẻ sẽ tiếp thu hiệu quả hơn khi cha mẹ nói ngắn gọn, mức độ giọng vừa phải nhưng bình tĩnh, nghiêm khắc và kiên định. Nếu bạn đã từng là một “ông bố – bà mẹ” thường xuyên quát mắng con thì hãy thử tập luyện nói với trẻ theo cách này.
5. Thiết lập những quy tắc nhất quán để xây dựng kỉ luật cho trẻ
Những lời đe dọa trống rỗng sẽ tạo nên một đứa trẻ vô kỉ luật và bướng bỉnh. Đơn giản nhất, bạn cần thống nhất những quy định rõ ràng về kỷ luật trong gia đình và tuân thủ chúng như một thói quen bất di bất dịch.
=>> Tham khảo thêm bài Cách dậy con học chữ cái với 5 bí quyết đơn giản dễ áp dụng nhất
Khi đó, chẳng cần la hét trẻ cũng sẽ tự hiểu rằng chúng sẽ phải cư xử và chịu trách nhiệm về hành vi của mình như thế nào.
Khi đó, chẳng cần la hét trẻ cũng sẽ tự hiểu rằng chúng sẽ phải cư xử và chịu trách nhiệm về hành vi của mình như thế nào.
6. Lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc của trẻ
Chắc hẳn bạn sẽ vô cùng tổn thương khi có một ai đó đến la hét vào mặt bạn? Con cái của bạn cũng vậy thôi. Chúng sẽ đau đớn và mất đi niềm tin tưởng vào bạn đến mức nào khi bạn thường xuyên la mắng con?
Thay vì la hét con, bạn hãy đặt mình vào vị trí của bé cưng rồi hỏi xem vì sao bé lại làm như vậy. Lắng nghe chính là chìa khóa giúp các bậc là cha mẹ tìm ra nguồn cơn những hành vi tiêu cực của trẻ.
Không có nhận xét nào