Chứng phát ban là tình trạng thường gặp ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, ban xuất hiện dưới dạng những nốt hồng ban hoặc đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể, đôi khi có thể kèm theo sốt khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Tình trạng này tuy không mấy nguy hiểm nhưng việc chăm sóc trẻ cần phải được quan tâm một cách đúng mực. Bài viết này, Góc Mẹ Bé sẽ chia sẻ cho bạn những mẹo hay giúp “thổi bay” các nốt phát ban đỏ trên da mặt của bé.
Tình trạng phát ban đỏ trên da mặt thường xuất hiện trong những ngày tiết trời oi bức, cộng thêm với yếu tố khác như sức đề kháng của trẻ còn non yếu sẽ tạo cơ hội cho các nốt ban đỏ “trồi” lên mạnh mẽ hơn nữa.
Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng vấn đề này có thể được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, thay vì lo ngại chuyện dùng các loại kem hay thuốc bôi sẽ không tốt cho bé, các bậc phụ huynh có thể thử áp dụng 7 biện pháp tại nhà cực kỳ đơn giản nhưng cũng rất an toàn cho trẻ được gợi ý dưới đây:
1. Hỗn hợp bột yến mạch
Bột yến mạch từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp làm giảm các kích ứng gây ra bởi những nốt phát ban đỏ trên da. Do có chứa các hoạt chất mang tính oxy hóa và kháng viêm cao (điển hình như dầu linoleic, axit oleic…) nên loại bột này thường được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da, giảm ngứa, khô và kích ứng da.
Cách sử dụng tốt nhất là lấy khoảng một bát bột yến mạch hữu cơ, thêm nước vào, sau đó cho vào máy xay sinh tố và trộn đều cho đến khi thu được một hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị tổn thương của bé, chờ đến khi khô và rửa sạch lại với nước.
Lưu ý rằng, trước khi bôi trực tiếp lên mặt bé, hãy sử dụng thử lên trên cánh tay của trẻ để kiểm tra có xảy ra dị ứng hay không.
2. Trà hoa cúc
Theo quan niệm của Đông y, tình trạng phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Chính vì vậy, với khả năng thanh nhiệt tốt, trà hoa cúc có thể sử dụng để điều trị chứng ban đỏ ở trẻ. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong thành phần của trà cũng giúp sát trùng vùng da tổn thương và giảm phát ban.
Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm các túi trà hoa cúc có sẵn vào một cốc nước sôi, đợi cho nước không còn quá nóng, bạn lấy túi lọc ra vắt nhẹ cho bớt nước rồi đắp lên vùng da bị nổi ban trên mặt trẻ. Số lượng túi trà phải sử dụng sẽ tùy thuộc vào kích thước của vùng nổi phát ban đỏ, ngoài ra cũng cần đảm bảo túi trà không được quá nóng để tránh gây bỏng cho bé.
3. Sữa chua
Phương thuốc cho chứng phát ban đỏ của trẻ này nằm ngay trong tủ lạnh nhà bạn. Sử dụng sữa chua để giải quyết vấn đề phát ban của con là một biện pháp dựa trên kinh nghiệm dân gian nhưng lại có cơ sở khoa học rõ ràng. Sữa chua giàu probiotics tự nhiên, cũng như các vitamin và dưỡng chất khác với vai trò làm dịu, phục hồi những thương tổn trên da.
Bên cạnh đó, các thành phần khác cũng được biết đến là axit lactic lại giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Các lợi khuẩn trong sữa chua còn tăng cường hệ miễn dịch cho bé nữa.
Với phương pháp cực kỳ an toàn và rẻ tiền này, bạn hãy vệ sinh da mặt trẻ thật sạch, sau đó thoa sữa chua đều lên da, kết hợp cùng massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu hơn. Để yên khoảng từ 15 – 20 phút rồi rửa sạch da bé lại với nước.
4. Vỏ chuối
Nhắc đến vỏ chuối chúng ta lại không thôi nghĩ đến hình ảnh “trượt vỏ chuối” hài hước trong các bộ phim hoạt hình hay ý nghĩa ẩn dụ của nó. Tuy nhiên, vỏ chuối cũng là một cứu cánh tuyệt vời cho làn da bị phát ban đỏ đấy!
Đầu tiên, bạn hãy làm lạnh vỏ chuối trong khoảng một giờ hoặc lâu hơn. Sau đó, bạn chỉ việc đắp nó lên trên những khu vực bị ảnh hưởng trên da mặt bé. Điều này sẽ làm giảm ngứa và phát ban nhanh chóng. Không chỉ vậy, vỏ chuối còn giúp giữ ẩm cho làn da và việc vỏ chuối được làm lạnh trước khi đắp lên da bé giúp bé cảm thấy thoải mái và vô cùng thư giãn nữa.
5. Lá cây sầu đâu (Neem)
Cây sầu đâu từ hàng thế kỷ nay được người dân Ấn Độ tôn thờ là loại Cây Thiêng, cũng như một loại thuốc quý dùng trong các vấn đề về da và răng miệng. Ở nước ta, loại cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Nhờ giàu vitamin C với đặc tính chống oxy hóa, cùng các tác nhân kháng khuẩn nên lá sầu đâu mang lại khả năng chống nấm và chống viêm. Do đó, loại lá này rất có ích trong trường hợp giảm tình trạng phát ban đỏ ở da.
Bạn có thể mua lá ở chợ sau đó cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên những vùng da tổn thương sẽ đem lại tác dụng tích cực. Lưu ý là trước khi áp dụng biện pháp này cho bé, bạn nên bôi lên vùng da cổ tay con để kiểm tra bé có phản ứng gì hay không.
6. Lô hội
Có thể nói lô hội được xếp vào hàng “cực phẩm” trong tất cả các phương pháp thiên nhiên để chữa trị những vấn đề về da. Đó cũng chính là lý do vì sao các loại kem dưỡng da hiện nay đều có sự góp mặt của thành phần này.
Bản chất gel lô hội có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm chính nhờ vào hai hợp chất là mannose và glucose, cùng với hai loại sterol là phenylalanin và tryptophan. Thêm vào đó, trong lô hội còn có các vitamin B, C và khoáng chất như kẽm rất thích hợp trong việc chống nhiễm trùng và giảm nguy cơ phát ban da.
=>> Tham khảo thêm bài Môi trường bể bơi không hề sạch như bạn nghĩ
Bạn có thể mua các thành phẩm gel lô hội ở tại nhà thuốc hoặc siêu thị, hay đơn giản hơn là tự chiết xuất gel trực tiếp tại nhà. Gel này khi thoa lên vùng da phát ban đỏ sẽ làm dịu và ngăn chặn việc lây lan ra các vùng da lành xung quanh.
Bạn có thể mua các thành phẩm gel lô hội ở tại nhà thuốc hoặc siêu thị, hay đơn giản hơn là tự chiết xuất gel trực tiếp tại nhà. Gel này khi thoa lên vùng da phát ban đỏ sẽ làm dịu và ngăn chặn việc lây lan ra các vùng da lành xung quanh.
7. Dưa leo
Dưa leo cũng là một trong những biện pháp rẻ tiền và hiệu quả để làm giảm phát ban đỏ trên da mặt. Tác dụng này là do đặc tính chống viêm và vitamin C bảo vệ da khỏi những kích ứng. Bạn có thể làm tăng tác dụng bằng cách phối hợp dưa leo với bột yến mạch, xay nhuyễn thành hỗn hợp sệt và đắp lên vùng da cần trị liệu.
Làn da của trẻ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy bạn nên cẩn thận với bất kỳ phương pháp trị liệu cho tình trạng phát ban đỏ trên da mặt nào được lựa chọn. Trong trường hợp đã thử tất cả những phương án được gợi ý nhưng không mang lại kết quả, lúc này nên tìm đến bác sĩ để có giải pháp tốt hơn bạn nhé!
Không có nhận xét nào