Social Items

Tránh được 5 sai lầm khi cho trẻ ăn dặm và con sẽ phát triển cực nhanh


Một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất chính là chỉ cho bé ăn cháo liên tục. Ngoài ra, còn những vấn đề gì cần lưu ý?

Sau khi được bú liên tục, trẻ đến với một môi trường mới đầy thử thách: Ăn dặm. Mỗi bữa ăn dặm là một chuyến phiêu lưu. Có những bé ăn dặm rất dễ. Có những bé thì chầy chật, mãi không xong.

Nếu bố mẹ muốn con nhanh lớn, hãy tránh xa những sai lầm sau

“Thần thánh hóa” nước hầm xương



Nhiều mẹ quan niệm nước hầm xương ống chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Trên thực tế, nước xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng “nghèo” canxi hơn cả thịt. Chưa kể, trẻ muốn hấp thu được canxi thì tỷ lệ canxi và phốt pho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng phốt pho rất thấp.

Khi cho trẻ ăn nước xương hầm, cơ thể sẽ phải lấy phốt pho từ xương cột sống của trẻ, khiến bé bị còi xương. Trong quá trình ninh nấu, chất béo động vật trong tủy xương thoát ra. Đây là những chất béo không tốt gây no, khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Theo nghiên cứu INCAP Oriente của Viện Dinh dưỡng Trung Mỹ và Panama (Mỹ), chiều cao lúc 3 tuổi quyết định tầm vóc khi trưởng thành. Nếu trẻ bổ sung đủ canxi, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có vóc dáng 1m71.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn phần thịt, cá, tôm, trứng (xay, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn). Bổ sung đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng khác để con có thể đạt được chiều cao lý tưởng.

Khẩu phần ăn đơn điệu



Theo các chuyên gia, bữa ăn cần đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất. Do đó, mẹ cần kết hợp đa dạng các nguyên liệu, thay đổi thực đơn hàng ngày và hàng tuần để cung cấp đủ chất cho bé, đồng thời ngừa biếng ăn.

Nên cho con làm quen với nhiều món ăn. Ban đầu, có thể xay nhuyễn ra giúp bé dễ hấp thụ. Sauk hi bé quen dần, xay bớt nhuyễn hoặc giã nhỏ để bé làm quen với thức ăn mới.

Cho trẻ ăn quá mặn



Sai lầm lớn nhất chị em hay mắc phải khi nấu cháo cho trẻ là cho thêm quá nhiều gia vị. Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, trẻ nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.

Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Nấu cháo cho bé ăn cả ngày



Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường tiện thể nấu cho con một nồi cháo to cho con ăn cả ngày. Tuy nhiên, đây là việc làm có hại cho sức khỏe của trẻ. Bởi ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể. Khi cháo/bột được hâm lại, lượng dinh dưỡng trong thức ăn sẽ mất đi dần đến gần hết và làm cháo/bột có mùi vị khó ăn.

Do đó, mẹ nên nấu bữa nào cho con ăn bữa đó. Tránh việc để thừa đến bữa sau. Nếu quá bận rộn thì mẹ nên nấu riêng cháo trắng và thực phẩm ăn kèm.

Không tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm phát triển



Có nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng đã mọc đầy đủ. Nhưng bé vẫn phải ăn thức ăn được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Bé thậm chí không có kỹ năng nhai nuốt. Lỗi không phải do trẻ mà đến từ việc cha mẹ không tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp theo từng thời điểm phát triển.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui…; trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Xem thêm Mẹ đẻ thêm em, không yêu con nữa, con thấy lạc lõng, bé trai bí mật làm điều này!

Tránh được 5 sai lầm khi cho trẻ ăn dặm và con sẽ phát triển cực nhanh

Tránh được 5 sai lầm khi cho trẻ ăn dặm và con sẽ phát triển cực nhanh


Một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất chính là chỉ cho bé ăn cháo liên tục. Ngoài ra, còn những vấn đề gì cần lưu ý?

Sau khi được bú liên tục, trẻ đến với một môi trường mới đầy thử thách: Ăn dặm. Mỗi bữa ăn dặm là một chuyến phiêu lưu. Có những bé ăn dặm rất dễ. Có những bé thì chầy chật, mãi không xong.

Nếu bố mẹ muốn con nhanh lớn, hãy tránh xa những sai lầm sau

“Thần thánh hóa” nước hầm xương



Nhiều mẹ quan niệm nước hầm xương ống chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Trên thực tế, nước xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng “nghèo” canxi hơn cả thịt. Chưa kể, trẻ muốn hấp thu được canxi thì tỷ lệ canxi và phốt pho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng phốt pho rất thấp.

Khi cho trẻ ăn nước xương hầm, cơ thể sẽ phải lấy phốt pho từ xương cột sống của trẻ, khiến bé bị còi xương. Trong quá trình ninh nấu, chất béo động vật trong tủy xương thoát ra. Đây là những chất béo không tốt gây no, khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Theo nghiên cứu INCAP Oriente của Viện Dinh dưỡng Trung Mỹ và Panama (Mỹ), chiều cao lúc 3 tuổi quyết định tầm vóc khi trưởng thành. Nếu trẻ bổ sung đủ canxi, cao 94,5 cm lúc 3 tuổi, khi trưởng thành sẽ có vóc dáng 1m71.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn phần thịt, cá, tôm, trứng (xay, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn). Bổ sung đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng khác để con có thể đạt được chiều cao lý tưởng.

Khẩu phần ăn đơn điệu



Theo các chuyên gia, bữa ăn cần đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất. Do đó, mẹ cần kết hợp đa dạng các nguyên liệu, thay đổi thực đơn hàng ngày và hàng tuần để cung cấp đủ chất cho bé, đồng thời ngừa biếng ăn.

Nên cho con làm quen với nhiều món ăn. Ban đầu, có thể xay nhuyễn ra giúp bé dễ hấp thụ. Sauk hi bé quen dần, xay bớt nhuyễn hoặc giã nhỏ để bé làm quen với thức ăn mới.

Cho trẻ ăn quá mặn



Sai lầm lớn nhất chị em hay mắc phải khi nấu cháo cho trẻ là cho thêm quá nhiều gia vị. Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, trẻ nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.

Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Nấu cháo cho bé ăn cả ngày



Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường tiện thể nấu cho con một nồi cháo to cho con ăn cả ngày. Tuy nhiên, đây là việc làm có hại cho sức khỏe của trẻ. Bởi ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể. Khi cháo/bột được hâm lại, lượng dinh dưỡng trong thức ăn sẽ mất đi dần đến gần hết và làm cháo/bột có mùi vị khó ăn.

Do đó, mẹ nên nấu bữa nào cho con ăn bữa đó. Tránh việc để thừa đến bữa sau. Nếu quá bận rộn thì mẹ nên nấu riêng cháo trắng và thực phẩm ăn kèm.

Không tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm phát triển



Có nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng đã mọc đầy đủ. Nhưng bé vẫn phải ăn thức ăn được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Bé thậm chí không có kỹ năng nhai nuốt. Lỗi không phải do trẻ mà đến từ việc cha mẹ không tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp theo từng thời điểm phát triển.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui…; trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Xem thêm Mẹ đẻ thêm em, không yêu con nữa, con thấy lạc lõng, bé trai bí mật làm điều này!

Không có nhận xét nào