Đối với những đứa trẻ hay ương bướng, chống đối và không nghe lời. Bố mẹ cần có cách ứng xử khéo léo. Nếu bạn càng quát tháo gay gắt hay ra lệnh áp đặt thì con càng bất cần và chống đối.
Thay vì gay gắt bắt con
nghe lời, bố mẹ nên sử dụng cách mềm mỏng hơn, để con vui vẻ, tự giác thay vì
ép buộc con làm điều gì đó.
Gợi ý từ các bà mẹ kinh
nghiệm là hãy đưa ra sự lựa chọn và thực hiện thỏa thuận với trẻ. Thay đổi vai
trò quyết định từ mẹ sang trẻ và mời bé tham gia các trò chơi để bé tập giải
quyết vấn đề
Nếu con của bạn đang ương
bướng và không nghe lời, bạn hãy thử 5 cách ứng xử cụ thể sau để thay
đổi thái độ của con, giúp con ngoan hơn, nghe lời hơn và chịu hợp tác hơn với
cha mẹ nhé!
1. Con không chịu mặc quần áo
Thay vì ép con mặc quần
áo nhanh vào với những hành động giằng co giữa mẹ và con. Đôi khi còn khiến trẻ
đau và mẹ mệt mỏi thì hãy sử dụng chiến thuật mềm dẻo hơn. Ví dụ bạn có thể
mười con chơi những trò chơi nhỏ như: bấm giờ mặc quần áo nhanh, thi xem ai tự
lấy đồ và mặc xong nhanh nhất, thi thắt nơ áo đẹp, chọn màu sắc quần áo theo
ngày trong tuần…
2.
Trẻ lười ăn
Nếu trẻ đang tỏ ra chán nản
không muốn ăn mà bạn vẫn ép kiểu “ăn nhanh đi”, “ăn nhiều lên” thì sẽ chẳng có
chút tác động tới những đứa trẻ lỳ lợm đâu. Bạn nên ngồi xuống cùng ăn với con
thay vì để con ăn một mình. Bạn có thể thi xem ai ăn nhanh hơn hoặc cùng con dự
đoán số muỗng thức ăn còn lại trong chén của mình. Mục đích chính là giúp tâm
trạng con thoải mái, vui vẻ và hào hứng hơn với bữa ăn trước mặt.
3.
Đạt thỏa thuận với yêu cầu của trẻ
Nếu bạn chiều chuộng theo
tất cả những gì con muốn sẽ khiến con hư hỏng và được đà làm tới. Tuy nhiên với
những đứa trẻ bướng bỉnh, nếu bạn không nhượng bộ trước và yêu cầu sau thì con
sẽ làm ầm lên hoặc tỏ ra bất cần, chống đối.
Thay vào đó bạn nên cùng
trẻ đi đến những thỏa thuận chung ví dụ con sẽ phải bỏ bớt một món đồ chơi cũ ở
nhà nếu muốn mua đồ chơi mới. Con sẽ phải ăn hết bữa trưa rồi thì mới có bánh ở
bữa phụ. Đưa quyền lựa chọn cho trẻ để trẻ tự phân định thiệt hơn, từ đó tránh
xung đột gay gắt giữa hai cha mẹ và con cái.
4.
Con không chịu nhận lỗi khi làm sai
Nếu bé làm sai mà không
chịu nhận lỗi. Bạn bắt phạt nhưng bé cứ lảng tránh, quay đi chỗ khác hoặc nhất
quyết không chịu làm theo thì cha mẹ không nên nổi nóng và quát mắng. Bạn hãy
nói rõ cho con biết con sai ở đâu và thay vì cứ nhất nhất bắt con úp mặt vào tường,
cha mẹ có thể đưa ra mức phạt để con tự lựa chọn như tưới cây hoặc lau nhà,
trích rút tiền heo đất nộp phạt hoặc giảm tiền tiêu vặt…
5.
Trẻ vùng vằng, ăn vạ, không chịu đi
Tình huống này rất hay gặp
ở trẻ. Khi trẻ đột nhiên trở chứng, có thể do trẻ mỏi chân, mệt hay không hứng
thú đi tiếp nữa. Trẻ có thể buông tay bố mẹ ra, ăn vạ, la hét hoặc đứng yên và im
lặng một chỗ nhất định không chịu di chuyển.
Nếu bạn cố hỏi lý do mà
không được thì bạn chỉ có thể thay đổi sự chú ý của bé bằng cách cho bé được đổi
vai với bố mẹ, cho trẻ trở thành người làm chủ chuyến đi. Ví dụ mẹ có thể nhờ
bé dắt bạn đi tiếp đến nơi nào đó, nhờ bé dắt tay mẹ đi mua bim bim chẳng hạn.
Hoặc nói cho trẻ nghe về những điều hấp dẫn đang chờ đợi trẻ ở phía trước. Trẻ sẽ
thấy thích thú, thư giãn hơn.
Dạy dỗ một đứa trẻ cứng đầu
chưa bao giờ là dễ, những biện pháp cứng rắn, la hét, đánh đòn chỉ khiến trẻ
càng phản ứng gay gắt hơn. Phụ huynh nên áp dụng cách dạy dỗ mềm mỏng dịu dàng
khi trẻ ương bướng và nhớ rằng không nên vì cảm thấy con quấy rối rồi làm
mất mặt mẹ khi không nghe lời trước mặt người khác mà nổi cáu với con.
>> Xem thêm: