Social Items

Những tháng ngày khi bé mới chào đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng với sự phát triển của trẻ. Đây cũng chính là giai đoạn thích nghi với thế giới bên ngoài của bé. Lúc này, bé cảm thấy vô cùng lạ lẫm với tất cả mọi thứ xung quanh. Đây là lúc mà bé phải bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài và học cách thích nghi với môi trường sống thực tế khác hẳn với khi còn nằm trong bụng mẹ. Trước khi con trẻ thích nghi hoàn toàn, thì sẽ có rất nhiều vấn đề “rình rập” đe dọa bé yêu, một trong số đó là vấn đề tiêu hóa. Bài viết hôm nay góc mẹ và bé sẽ chia sẻ kinh nghiệm để các mẹ chăm sóc tốt cho các bé sơ sinh trong việc cho bé bú và tiêu hóa của bé.

1000 ngày đầu đời, trẻ thích nghi như thế nào?

Ngoài việc làm quen những yếu tố cơ bản của môi trường như: Nhiệt độ, âm thanh, độ ẩm hay với cha mẹ và những người thân xung quanh. 1.000 ngày đầu tiên là lúc cơ thể trẻ học cách thích nghi với thực tế cuộc sống. Điều này sẽ cần đến sự phản ứng và phối hợp của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như: hệ tim mạch, hệ miễn dịch, hệ hô hấp, khả năng điều hòa thân nhiệt…

các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ thích nghi 6 tháng đầu đời

Ở giai đoạn này, các cơ quan và hệ cơ quan của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Khi còn nằm trong bụng mẹ thì bé được nuôi dưỡng và cung cấp chất dinh dưỡng cũng như OXY thông qua dây rốn và nhau thai. Còn khi chào đời thì bé phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường và phải sử dụng các cơ quan tự nhiên để tiêu hóa và trao đổi chất. Nguồn dinh dưỡng của bé lúc này là sữa mẹ và các loại sữa công thức.

Các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thích nghi đầu đời liên quan đến sữa mẹ và sữa công thức

Dù bé bú sữa mẹ hay dùng sữa công thức, vì hệ tiêu hóa trẻ còn non nớt và rất nhạy cảm nên trẻ rất dễ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa. Tùy theo thể trạng của mỗi trẻ mà các tình huống xảy ra như: bú kém, bỏ bú, trớ sữa, tiêu chảy, nôn hay táo bón sẽ xuất hiện và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, những biểu hiện trên đều là các hiện tượng tự nhiên trong giai đoạn thích nghi, và nó sẽ biến mất một cách nhanh chóng và tự nhiên, không có các biểu hiện nghiêm trọng giống bệnh lý.

Một ví dụ điển hình là hiện tượng táo bón – khi trẻ sơ sinh dùng sữa công thức là điều mà các bố mẹ quan tâm và lo lắng. Nhiều bố mẹ khi vừa thấy con chậm đi ngoài trong 2-3 ngày, đã vội vàng cho là con bị táo bón và rối lên cho rằng do sữa rồi đổi sữa ngay lập tức. Thực tế, trẻ dưới 4 tuổi chỉ thực sự bị táo bón khi có ít nhất 2 biểu hiện sau và bị kéo dài trong ít nhất 1 tháng:
- Đại tiện dưới 2 lần/ tuần, có tiền sử nhịn đại tiện quá mức và gặp khó khăn hay đau khi đại tiện

- Đi ngoài ra khối phân có kích thước lớn, phải dùng sức để rặn khiến hậu môn đau rát, trẻ khóc và đỏ mặt khi đại tiện…

các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ thích nghi 6 tháng đầu đời

Những điều mẹ cần làm để bé phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi quan trọng này

Để giúp bé nhanh chóng thích nghi với môi trường thực tế cuộc sống sau khi chào đời, mẹ cần đảm bảo tốt các vấn đề liên quan tiêu hóa kể trên, bạn nên áp dụng một số bí quyết được gợi ý như sau:

- Duy trì cho bé bú mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tự nhiên và tốt nhất của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa chứa các chất đề kháng tự nhiên cho trẻ. Nếu trong quá trình cho trẻ bú bạn thấy trẻ đi ra phân xanh và lỏng, thì nhiều khả năng là con bạn đang uống sữa đầu quá nhiều. Trong trường hợp này, bạn hãy vắt bớt sữa đầu trước khi cho con bú, để bé có thể bú được nhiều sữa cuối hơn. Như vậy sẽ làm tăng lượng chất béo bé hấp thụ được, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn và giúp cơ thể nhanh chuyển đổi lactose trong sữa thành các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Cân nhắc khi chọn lựa sữa công thức: Trong trường hợp mẹ thiếu sữa, ba mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa công thức. Khi chọn sữa, bạn phải đọc kỹ các thành phần được ghi trên bao bì như dầu đậu nành, dầu dừa, dầu hướng dương… nên tránh những sữa chứa dầu cọ (thường được ghi không rõ ràng là “dầu thực vật” , đây là thành phần làm triệu chứng táo bón ở trẻ trong giai đoạn thích nghi bị nặng hơn).

- Pha sữa theo đúng hướng dẫn in trên bao bì: Cha mẹ cần tránh pha sữa quá đặc hoặc quá loãng. Nếu pha quá loãng, trẻ sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, còn nếu pha sữa quá đặc thì trẻ sẽ bị thiếu nước, dễ sinh ra các chứng chán ăn, táo bón, sợ sữa do quá ngán. Ngoài ra, bạn cũng phải quan tâm đến nhiệt độ của nước khi pha sữa, vì nếu nước quá nóng sẽ làm mất hết các dưỡng chất, còn nếu quá lạnh thì sữa lại dễ bị vón cục, làm bé khó hấp thụ.

các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ thích nghi 6 tháng đầu đời

- Bình tĩnh, và kiên nhẫn tránh việc quá nóng vội mà đổi sữa ngay khi thấy con gặp các vấn đề tiêu hóa. Việc gặp những vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón chỉ là những biểu hiện bình thường khi trẻ đang trong giai đoạn thích nghi. Nếu cha mẹ vội vàng kết luận nguyên nhân là vì sữa không hợp mà đổi ngay sang loại sữa khác, thì con bạn sẽ phải mất thêm thời gian để thích nghi với loại sữa vừa đổi, cứ như vậy vấn đề tiêu hóa sẽ bị kéo dài.

- Tóm lại, việc trẻ gặp phải những vấn đề tiêu hóa trong giai đoạn thích nghi đầu đời, là một hiện tượng tự nhiên và phổ biến trong quá trình phát triển và khôn lớn của trẻ. Bố mẹ cần kiên nhẫn theo dõi và có những ứng xử khoa học và phù hợp, để trẻ phát triển tốt và tự nhiên hơn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

Các kiến thức mà góc mẹ và bé chia sẻ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhi. Mong rằng với những thông tin hữu ích này, các mẹ sẽ chăm sóc các bé tốt hơn đem lại sự khỏe mạnh và phát triển cho các bé.

>> Xem thêm:  11 món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Thích nghi tự nhiên của trẻ và các vấn đề tiêu hóa hay gặp

Bạn đang muốn chụp một bộ ảnh tuyệt đẹp cùng gia đình và bạn bè của mình? Hãy khám phá các địa điểm được gợi ý dưới đây nhé. Đây là những địa điểm chụp ảnh cực đẹp ở Sài Gòn, giúp bạn tạo nên các khoảnh khắc ý nghĩa và nhiều màu sắc tuyệt vời.

Sài gòn còn được biết đến với cái tên “Hòn ngọc viễn Đông”. Đây chính là đầu tầu kinh tế của cả nước, với những nét đẹp tự nhiên cũng như nhân tạo hết sức cuốn hút. Sau đây là một số địa điểm vui chơi kết hợp chụp ảnh ở Sài gòn mà bạn nên trải nghiệm.

1. Công viên văn hóa Đầm Sen

Công viên văn hóa Đầm Sen là một địa điểm được rất nhiều cặp đôi chọn làm nơi chụp ảnh cưới. Ở đây có nhiều cảnh sắc đẹp và sinh động để bạn chọn như: vườn hoa thiên nhiên, vườn bách thú và các khung cảnh độc đáo đầy thẩm mỹ được dàn dựng rất có sức hút.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

2. Trung tâm thương mại SaiGon CenTre

Đây là địa điểm nằm ngay ở phường Bến Nghé – Quận 1, nơi này thu hút rất đông các gia đình và nhiều bạn trẻ đến vui chơi và mua sắm. Khung cảnh của SaiGon Centre rất đẹp và sang trọng toát lên vẻ tinh anh.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

Ngoài không gian mua sắm và ăn uống thì TTTM SaiGon Centre còn có một tầng dành cho trẻ em và nằm gọn trong khu vui chơi TiNi World SaiGon Centre. Ở đây cho phép chụp ảnh miễn phí, chắc chắn bạn sẽ có được những bức
ảnh đẹp cùng bạn bè và gia đình.

3. Snow Town

Khu vui chơi tuyết Snow Town là một địa điểm không thể nào bỏ qua. Không gian ở đây được thiết kế khá đặc biệt với lớp tuyết phủ trắng toàn bộ khu vui chơi, nhiệt độ ở đây luôn giữ ở mức âm để tạo ra khung cảnh mùa tuyết trắng ở các thành phố cổ của Châu Âu.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

Nơi đây sẽ đem đến cho chúng ta nhiều bức ảnh kỷ yếu cực độc đáo với bạn bè và gia đình. Đồng thời đây sẽ là thời gian nghỉ ngơi vui chơi đáng nhớ cho cả gia đình hay cả nhóm bạn.

4. Phòng tranh nghệ thuật 3D Artinus

Địa điểm chụp ảnh tự sướng cho cư dân Sài gòn. Ở đây có các bức tranh theo phong cách vẽ tranh nghệ thuật 3D, là điểm nhấn chính cho khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây. Muốn có một bức ảnh đẹp thì không gian chụp ảnh chiếm tới 70% sự thành công của bức ảnh, chắc chắn bạn sẽ ấn tượng bất ngờ với không gian đẹp huyền ảo nơi đây.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

5. Thảo cầm viên

Địa điểm chụp ảnh đẹp cho các gia đình ở Sài Gòn. Đây là điểm đến lý tưởng vào dịp cuối tuần của các gia đình. Không gian cây xanh cùng nhiều cảnh quan tự nhiên, với các động vật hoang dã đang được nuôi dưỡng và bảo tồn ở đây, sẽ là nền ảnh đẹp tự nhiên đặc sắc cho những bức ảnh của bạn và gia đình.

Bên cạnh cảnh đẹp tự nhiên. Thảo Cầm Viên còn có nhiều trò chơi giải trí dành cho mọi lứa tuổi, từ các trò chơi cho thiếu nhi cho đến các trò mạo hiểm cho người lớn. Hãy cùng bé vui chơi tận hưởng và chụp thật nhiều bức ảnh đẹp bạn nhé.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

6. Thung lũng Sao Băng

Địa điểm check in nổi tiếng ở Sài Gòn. Bạn đã bao giờ đi dạo cùng người yêu ở thung lũng Sao Băng chưa? Khung cảnh ở đây vào những buổi tối cực lãng mạn và huyền ảo đấy. Không gian tuyệt đẹp được dựng tạo, với những thiết kế lấp lánh màu sắc của những ánh đèn, làm cho nơi đây trông giống một hành tinh huyền ảo với những ánh sao băng lung linh.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

Hãy cùng người yêu đến đây vào các buổi tối cuối tuần. Bạn và người yêu sẽ có những bức ảnh chụp chung đầy lãng mạn và giàu màu sắc tình yêu đấy.

7. Vinpearlland Ice Rink

Địa điểm chụp ảnh sống ảo nổi tiếng ở Sài Gòn. Đây là khu vui chơi dành cho các bạn trẻ và là địa điểm mà chúng ta có thể đưa các bé tới vui chơi. Mọi người có thể sống ảo với không gian siêu đẹp của sân chơi trượt tuyết rộng lớn. Cả gia đình có thể đem theo máy ảnh và tới đây vui chơi vào cuối tuần, ở đây chắc chắn sẽ cho nhiều bức ảnh thú vị cho bé và cha mẹ.

Những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

8. Những địa điểm chụp ảnh dành cho bé

Nếu các bạn muốn chụp ảnh cho các bé thì nên lựa chọn một địa điểm bất kì phù hợp để các bé vừa được vui chơi vừa có thể đem đến những bức ảnh tuyệt vời cùng bố mẹ. Các địa điểm như vậy có rất nhiều ở Sài Gòn, cùng với những địa điểm nổi bật ở trên sẽ là những gợi ý không gian đẹp để cùng các bé tạo nên những tấm hình ngộ nghĩnh và ấm áp bên gia đình. Chúng ta hãy lưu giữ lại các kỷ niệm đẹp ấy nhé.

>> Xem thêm: Những ý tưởng chụp ảnh đẹp cho bé 1 tuổi

Khám phá những địa điểm chụp ảnh đẹp Sài Gòn

 

Trẻ em từ lúc còn rất bé, ngay khi chỉ mới từ 1-3 tuổi đã bắt đầu quá trình nhận thức và phát triển tư duy một cách mạnh mẽ. Khả năng cảm nhận và hứng thú với các con số cũng vậy, nếu cha mẹ biết cách tác động theo cách phù hợp, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và yêu thích toán học ngay từ khi còn rất nhỏ.

Cha mẹ có thể lồng ghép và đưa toán học vào các hoạt động vui chơi, trò chơi, sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ tiếp xúc làm quen. Dần dần trẻ sẽ trở nên yêu thích và thấy được tầm quan trọng của toán học.
Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số


1. Đưa toán học vào các cuộc giao tiếp và trò chuyện bình thường với trẻ

Ở độ tuổi từ 1-3 khả năng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ rất nhanh và mạnh, nên trẻ rất hoạt ngôn và thích nói chuyện với bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên khéo léo đưa các khái niệm toán học vào những câu chuyện và câu nói của mình phù hợp với nội dung , tình huống nói, kể chuyện như:

- Miêu tả những thứ mà trẻ và bố mẹ đang cùng xem hoặc cùng làm bằng các khái niệm toán học. Ví dụ: “xem mẹ đang cầm trên tay mấy món đồ chơi nè”

- Cha mẹ nên dùng toán vào miêu tả khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Ví dụ “bố cắt quả bơ làm đôi để con ăn nhé”

- Khi dắt hoặc bế trẻ đi dạo bố mẹ nên chỉ và đọc các con số trên đường nhìn thấy cho trẻ nghe

- Khi đưa trẻ ra ngoài cùng, cha mẹ nên nói đến khái niệm khoảng cách xa và gần. Ví dụ: “Mẹ con mình tìm cái xích đu ngoài trời nào gần đây, để cho con ngồi chơi nhé”

- Thường xuyên nói với trẻ về những việc diễn ra vào các thời điểm cụ thể trong ngày. Ví dụ: “Mẹ đưa con ra sân chơi ngoài trời lúc 7h để thư giãn xíu nhé”

2. Đưa toán học vào các hoạt động, sinh hoạt thường ngày

Sau đây là một số gợi ý để bố mẹ đưa toán học vào các việc thường ngày:

- Khuyến khích trẻ đếm các đồ vật và đồ chơi khi sử dụng hàng ngày, nhằm tạo thói quen tập đếm cho trẻ.

- Khi cho trẻ đi siêu thị hoặc vào các khu vui chơi trẻ em hãy cùng đếm số các bước chân ngắt quãng, số bậc thang,…vv

Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

- Đo chiều cao, cân nặng cho trẻ và giải thích về việc đo đạc này với trẻ.

- Khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu các món ăn đơn giản và cho trẻ thực tập cân, đo, đong, đếm,…

3. Đưa toán học lồng ghép vào các trò chơi

Với trẻ nhỏ vui chơi chính là bản năng cần được quan tâm và chăm chút, nên bố mẹ hãy kết hợp toán học vào chính các trò chơi để trẻ thấy hào hứng và không nhàm chán như cách học thông thường. Cùng xem một số gợi ý như sau:

- Cho trẻ hòa mình và dạo chơi gần gũi với thiên nhiên, đồng thời cùng trẻ nhặt các nhành cây, chiếc lá hay viên đá…, rồi xếp chúng theo hình dạng, màu sắc, kích thước để trẻ phân biệt và đếm.

- Cho trẻ chơi bài và các trò chơi làm quen với toán hoặc xếp hình, lắp ghép có dạng hình học và số như: lego, đô mi nô…

- Cho trẻ chơi một số trò dân gian có kết hợp cả vận động và đếm số như: ô ăn quan, nhảy lò cò…

- Cùng trẻ chơi trò đua ô tô đồ chơi và dạy trẻ thứ hạng về đích: Nhất, nhì, ba…

- Giúp trẻ sắp xếp các món đồ chơi theo mức độ yêu thích từ thấp đến cao

Giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

Bố mẹ nên thường xuyên áp dụng khéo léo các khái niệm toán học cùng những thứ trẻ thích nhất như: ô tô đồ chơi, búp bê, đồ chơi đồ hàng, rô bốt…Có như vậy, trẻ mới hứng thú và dần xây dựng được niềm đam mê lâu dài.

>> Xem thêm: 8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai trước khi phải xử phạt bé

Bật mí phương pháp giúp trẻ 1-3 tuổi làm quen với các con số

Trong hoạt động sống hàng ngày, nhiều khi con nhỏ phạm phải những điều sai trái làm cha mẹ nổi giận và muốn phạt con. Tuy nhiên, với lứa tuổi non nớt và sự nhận thức chưa hoàn thiện thì việc mắng, phạt con sẽ chỉ làm con thêm hư và bất trị. Vì thế, thay vì quát mắng hay phạt con, cha mẹ hãy tìm các phương pháp ứng xử để con tự nhận ra sai lỗi của mình và tự sửa sai, tránh để con nghĩ "mình không sai mà tại sao lại phạt mình". Đánh mắng trẻ chưa bao giờ là cách dạy con hay.

Sau đây là câu chuyện thực tế của bé Tít và Mít chơi cùng nhau, hai bé đang chơi vui vẻ với nhau thì do nghịch ngợm Tít làm hư đồ chơi của Mít, khiến Mít khóc nức nở. Mẹ của Tít ngay lập tức quát mắng con " Sao con nghịch ngợm như vậy, mau xin lỗi Mít ngay". Thế là Tít và Mít làm hòa. Trong mắt người lớn sự việc có vẻ đơn giản và dễ giải quyết, nhưng liệu Bi có thấy như vậy là thỏa đáng và nghĩ mình sai hay không? 

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

Để tránh trường hợp cha mẹ quá vội vàng quát mắng con, làm con cảm thấy mình bị oan ức và ức chế, không hiểu mình đã sai ở điểm gì thì cha mẹ hãy thử hỏi con 8 câu hỏi giúp con nhận ra sai lỗi tốt hơn nhé.

1. Cho trẻ cơ hội trình bày bằng câu hỏi "Chuyện gì đã xảy ra?"

Trước khi chưa nghe hết câu chuyện, cha mẹ chớ vội trách mắng và buộc tội con. Bạn nên bình tĩnh nghe hết sự việc từ trẻ và suy xét một cách khách quan để có những quyết định xử trí đúng đắn.

Hãy để trẻ có cơ hội nói và trình bày, ngay cả khi trẻ thực sự sai. Để con tự nói thì con sẽ dễ nhận ra lỗi hơn vì con đã được giải thích và tự suy nghĩ.

2. Giúp con bộc lộ cảm xúc bằng câu hỏi "Con thấy thế nào?"

Sau khi hiểu hết chuyện gì đã xảy ra, cha mẹ cũng chưa nên phạt con, hãy bắt đầu nghe đến cảm nhận của con. Vì ngay thười điểm đó cho dù bạn có dạy dỗ như thế nào thì trẻ cũng khó mà tiếp thu được. Vì trẻ đang trong trạng thái xúc động, bị kích thích và thấy tức giận nên mọi điều nói ra chỉ khiến trẻ phản ứng cực đoan hơn.

Nếu chúng ta muốn con cái lắng nghe ý kiến của mình, thì trước tiên chúng ta phải đồng cảm với xúc cảm của con trước và giúp con bình tĩnh lại.

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

3. Biết được suy nghĩ bên trong của con bằng câu hỏi "Con muốn làm gì?"

Lúc này, các cảm xúc tiêu cực của trẻ vẫn chưa dứt nên có thể trẻ sẽ có những lời gây sốc, cha mẹ hãy cố gắng tiếp thu một cách bình tĩnh và những câu hỏi tiếp theo.

4. Cho trẻ nói theo cách của mình với câu hỏi "Vậy con nghĩ nên giải quyết thế nào?"

Ở giai đoạn này, cha mẹ nên tôn trọng "lời nói của con nhỏ", bạn cần thể hiện rằng mình đang lắng nghe và cùng trẻ tìm cách giải quyết. Cha mẹ phải hướng dẫn để con được định hướng đúng cho hành động tiếp theo của mình.

5. Hướng dẫn trẻ suy nghĩ về kết quả "Nếu con làm như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?"

Hãy để trẻ có thời gian suy nghĩ về hậu quả của sự việc và hiểu rằng trẻ phải có trách nhiệm với việc làm của mình. Nếu lúc này, trẻ vẫn chưa suy nghĩ sáng suốt thì cha mẹ hãy giúp trẻ thấy được những hậu quả có thể xảy ra nếu con làm thế.

6. Để trẻ tự suy nghĩ về hành động tiếp theo - "Con quyết định làm gì?"

Sau khi phân tích hết tất cả hậu quả và tình huống, trẻ sẽ cân nhắc các ưu, khuyết điểm và chọn được giải pháp tốt nhất. Dù giải pháp trẻ lựa chọn có phần chưa làm hài lòng cha mẹ thì bạn hãy kiên nhẫn tôn trọng con, giúp con có niềm tin vào cha mẹ.

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai của mình

7. Làm chỗ dựa cho con với câu hỏi "Con muốn bố (mẹ) làm gì?"

Trở thành điểm tựa đầy tin tưởng cho trẻ sẽ giúp cha mẹ gắn kết và gần gũi con hơn, nhờ đó mà dạy dỗ con tốt hơn. Thay vì bắt con chịu phạt, cha mẹ phải để con tự giải quyết hậu quả của mình, lúc nào con không thể tự làm thì cha mẹ mới giải quyết cùng.

>> Xem thêm: 5 trường hợp đối phó với một đứa trẻ ương bướng và lì lợm

8. Cho trẻ học cách phản xạ bằng câu hỏi "Lần sau con có làm vậy nữa không?"

Sau khi tất cả sự việc kết thúc, hãy cho trẻ tự kiểm tra bản thân. Cho con tự suy nghĩ về lỗi lầm của mình và tự khắc phục không phạm lỗi nữa. Lúc này cha mẹ sẽ hỏi con "Con có hứa không phạm lỗi nữa không?" tiếp đó con sẽ trả lời là "không", đến lúc này vấn đề cơ bản đã được giải quyết.

Dạy con thật sự rất cần tính kiên nhẫn. Khi con cái mắc lỗi, phải giúp con nhận ra lỗi, con sai ở chỗ nào. Để trẻ tự chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình và tự tránh không lặp lại sai lầm nữa.

 

8 câu hỏi giúp bé nhận ra lỗi sai trước khi phải xử phạt bé

 

11 món đồ chơi bố mẹ có thể tự làm cho bé mà bé chơi cả ngày không biết chán. Ý tưởng đó rất khả quan nếu các mẹ tìm hiểu kĩ và kiên trì sáng tạo. Chỉ cần dành cho con một chút thời gian của mình thay vì tham gia các trang mạng xã hội mẹ đã có thể tạo cho con những món đồ chơi không an toàn và tiết kiệm.

1. Trò bi lắc

Nguyên liệu: Kẹp quần áo, hộp đựng giày, chốt gỗ, dao rọc giấy, giấy gói, súng bắn keo, sơn phun, quả bóng bàn, thước kẻ.

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm:

Mỗi chiếc kẹp quần áo sẽ tương  ứng với mỗi cầu thủ. Đầu tiên bạn hãy xác định vị trí của thủ môn và gôn ở 2 đầu hộp giày, rồi đục lỗ to ở 2 đầu như trên hình. Luồn những que gỗ tròn qua các lỗ 2 bên chiều dài của hộp như hình, sau đó cố định bằng súng bắn keo. Kẹp các miếng kẹp quần áo lên thanh gỗ. Bước cuối cùng là bọc hộp lại, trang trí và có thể cho bé bắt đầu chơi được rồi!

Bạn nên tham khảo thêm các đồ chơi ngoài trời cho bé giúp bé phát triển toàn diện

2. Những con rối bóng

Dụng cụ: Hộp ngũ cốc rỗng, giấy A4, băng dính, giấy bìa màu đen, que gỗ nhỏ

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm:

– Trước tiên bạn cạy các mặt nắp của hộp ngũ cốc ra và trải thật phẳng.

– Tiếp theo, bạn cắt ra hai hình chữ nhật lớn trên mỗi mặt của chiếc hộp ngũ cốc. Các hình chữ nhật có kích thước 19 x 28cm.

– Khoét 1 mặt rồi dán giấy A4 trắng phủ lên để tạo màn hình.

– Lắp lại hộp sau đó cắt bỏ nắp hộp thừa.

– Cắt các hình con rối bằng giấy a4 đen và dính chúng vào đầu cây gỗ.

– Và cuối cùng là phần trang trí và bạn cần đặt ở mặt sau 1 bóng đèn chiếu.

3. Những quả bóng dẻo đáng yêu

Những quả bóng đáng yêu với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau, có thể làm đồ chơi cho cả trẻ con lẫn người lớn. Bạn có thể kéo dãn, bóp hay chỉnh méo chúng thành những khuôn mặt méo mó thì sẽ rất thú vị.

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Dụng cụ và nguyên liệu: bút dạ, bóng bay, bột mì, nước.

Cách làm

– Hòa bột mì với nước thành hỗn hợp sệt có thể nặn được

– Nặn đất thành từng viên tròn rồi nhét vào những quả bóng bay

– Thắt nút các quả bóng bay lại với nhau.

– Để bé thỏa sức trang trí các biểu cảm lên quả bóng

có thể bạn sẽ quan tâm các trò chơi ở khu vui chơi liên hoàn trong nhà giúp bé vận động giải trí tiện lợi

4. Trống lắc

Chiếc trống nhỏ nhắn này rất dễ làm, tuy nhiên cho trẻ con nghịch thì khá ồn ào đấy.

Dụng cụ: súng bắn keo, băng dính màu sắc, hạt gỗ nhiều màu, hộp tròn rỗng, que gỗ, dây len

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm:

– Bạn khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào lỗ để cố định bằng súng bắn keo.

– Khoan 2 bên hộp thông nhau rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.

– Dùng băng dính để trang trí mặt trống và que trống.

5. Mê cung bóng

Dụng cụ: khay gỗ, chốt gỗ, sơn, bút chì, súng bắn keo, thanh gỗ, bi nhiều màu

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm

– Cắt những thanh gỗ thành các đoạn so le.

– Cố định vào các đầu của khay gỗ theo như hình.

– Nhớ là sơn các thanh gỗ rồi để khô trước khi dính vào khay.

– Thả bi vào khay và chơi thôi.

6. Bếp đồ chơi

Dụng cụ: hộp nhựa, các thứ đồ chơi nhựa vật dụng nhà bếp, những tấm bìa đã in hình bếp, băng dính, Kéo

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm

– Cắt các hình bếp ra

– Dán lên nắp hộp

– Cho tất cả đồ chơi vào trong hộp

Vậy là mỗi lần trẻ chơi trò đầu bếp thì dụng cụ đều ở bên dưới vừa gọn gàng vừa dễ lấy!

7. Con quay

Dụng cụ: bìa cac-tông, giấy màu tùy thích, keo dính, dây len, 1 cái que sắt

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm:

– Cắt 2 bìa thành 2 mảnh tròn

– Đục 2 lỗ giữa hình tròn

– Trang trí 2 mặt tròn

– Luồn dây qua 2 lỗ

8. Ếch săn ruồi

Nguyên liệu: giấy bìa màu (hoặc lõi giấy vệ sinh bỏ đi), dây len nhiều màu, bìa màu các loại, sơn hoặc màu vẽ, kim, chỉ.

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm:

– Cắt hình con ruồi, mắt và chân tay chú ếch

– Cuộn lõi giấy vệ sinh hoặc cuộn bìa như hình, luồn dây, và cố định 1 đầu làm phần thân sau của ếch bằng chỉ khâu lại như trên hình.

– Dính mắt, chân, tay vào ếch

– Dính con ruồi vào đầu dây kia

9. Khuôn mặt đa cảm xúc

Nguyên liệu: bìa cát-tông, bìa màu các loại, kéo, ghim giấy loại bẻ được

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm:

– Cắt các tấm bìa cát-tông thành các hình khuôn mặt, mũi, miệng, má…. như hình. Tất cả đều rất dễ thao tác vì đều là hình cơ bản. Bố mẹ cũng có thể tập cho trẻ tự cắt.

– Dán giấy màu lên các bộ phận trên gương mặt của tấm bìa.

 Tiếp đó cố định bằng ghim.

Ghim này có thể xoay được một cách dễ dàng nên bạn có thể xoay mắt, mày, mũi… để tạo thành những biểu cảm thú vị khác nhau gây cười cho trẻ.

10. Công trường mini

Nguyên liệu: những chiếc xe tải đồ chơi, hộp nhựa to, cát và sỏi

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm: Cực kì đơn giản

Đổ tất cả cát vào hộp. Rải sỏi lên, cho xe đồ chơi vào. Thế là đã xong 1 trò rất thú vị cho trẻ!

11. Ném vòng

Nguyên liệu: Đĩa giấy, sơn màu, lõi giấy, kéo

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Cách làm:

– Khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng

– Để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên

– Sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích

Thế là xong! Bạn có thể đặt những chiếc lõi giấy và cùng trẻ chơi trò ném vòng tròn vào lỗ rồi đấy!

>> Xem thêm: Chia sẻ phương pháp và cách chọn đồ chơi vận động cho bé

11 Món đồ chơi cha mẹ có thể tự làm cho bé

Bạn đang muốn lên ý tưởng và chụp ảnh cho bé yêu, mừng bé tròn 1 tuổi. Đây là một niềm vui đáng chúc mừng cho mỗi gia đình, chụp ảnh cho bé 1 tuổi là điều rất tuyệt vời. Chụp ảnh vừa lưu lại cho con những hình ảnh đẹp nhất khi bé lên 1, vừa là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng con yêu nhân dịp thôi nôi. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng hay về chụp ảnh cho bé 1 tuổi nhé.



Trước tiên, chắc hẳn ai cũng biết rằng chụp ảnh cho bé 1 tuổi là việc chỉ làm 1 lần. Nhưng kỉ niệm thì được lưu giữ mãi mãi và truyền tay nhau qua nhiều thế hệ. Sau này khi con cái trưởng thành và lớn lên thì việc trao tặng cho con cuốn album là một món quà vô giá với con. Chính vì thế, chụp ảnh cho bé tròn 1 tuổi là việc làm thực sự nghiêm túc cần có sự đầu tư.

Về ý tưởng chụp ảnh đẹp cho bé

Do các bé mới chỉ 1 tuổi con rất non nớt nên chưa hề có ý thức về việc phối hợp chụp ảnh hay tạo dáng chụp ảnh. Chụp ảnh như thế nào thường do người lớn sắp xếp hoàn toàn. Trong đó, điều quan trọng nhất khi chụp ảnh là ưu tiên bắt được những khoảnh khắc đáng yêu tự nhiên của bé, nhất là lúc bé cười. Đối với chụp ảnh cho bé thì không gì có thể đẹp bằng những biểu cảm tự nhiên vô tư trên mặt trẻ.

Biểu cảm, hành động và điệu bộ của bé khi chụp ảnh là yếu tố quan trọng nhất. Các yếu tố khác như trang phục và trò chơi sẽ là yếu tố phụ trợ. Cho nên, các mẹ chỉ cần chuẩn bị cho con số lượng vừa phải những bộ đồ phù hợp. Trang phục nên vừa vặn, thoải mái, miễn sao khi con mặc vào thấy dễ thương và đáng yêu là được. Còn đồ chơi thì có thể mang theo 1 vài món sẵn có ở nhà, cần khoảng 3 món mà bé hay chơi thường xuyên là được.

Với kinh nghiệm chụp ảnh của nhiều nhiếp ảnh chuyên nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng chuẩn bị càng nhiều sẽ càng làm đồ đạc lỉnh kỉnh và gây mệt mỏi cho cha mẹ hơn. Trong khi em bé thì rất nhỏ nên chỉ cần chụp nhanh và chớp lại các khoảnh khắc đẹp. Vì thế đồ hậu cần càng gọn gàng thì chụp ảnh càng đẹp. Điều quan trọng nhất là nhiếp ảnh gia phải thật kinh nghiệm và biết cách tạo càm giác thân thiện thoái mái tự nhiên cho bé, giúp các bé vui chơi và có nhiều biểu cảm tích cực.

Khi nghiên cứu các ý tưởng chụp ảnh đẹp cho bé, các mẹ không nên tìm những ý tưởng và kiểu ảnh trên mạng rồi bắt các bé diễn theo y đúc. Vì với trẻ 1 tuổi thì đó là chuyện không thể, bé cần được tự nhiên và thoải mái do nhận thức ở bé 1 tuổi còn rất ngây thơ. Cách tốt nhất là chúng ta nên chơi với bé và giúp bé thấy tự nhiên như khi ở nhà. Khi đó nhiếp ảnh phải chớp khoảnh khắc thật nhanh để bắt được hết các cử chỉ và điệu bộ đáng yêu của bé. Đây là cách để có được những tấm hình đẹp nhất cho bé.

>> Xem thêm: Cách chụp ảnh cho trẻ dưới 5 tuổi dễ dàng và ưng ý

Những ý tưởng chụp ảnh đẹp cho bé 1 tuổi

Đối với những đứa trẻ hay ương bướng, chống đối và không nghe lời. Bố mẹ cần có cách ứng xử khéo léo. Nếu bạn càng quát tháo gay gắt hay ra lệnh áp đặt thì con càng bất cần và chống đối.

Thay vì gay gắt bắt con nghe lời, bố mẹ nên sử dụng cách mềm mỏng hơn, để con vui vẻ, tự giác thay vì ép buộc con làm điều gì đó.

Gợi ý từ các bà mẹ kinh nghiệm là hãy đưa ra sự lựa chọn và thực hiện thỏa thuận với trẻ. Thay đổi vai trò quyết định từ mẹ sang trẻ và mời bé tham gia các trò chơi để bé tập giải quyết vấn đề

Nếu con của bạn đang ương bướng và không nghe lời, bạn hãy thử 5 cách ứng xử cụ thể sau để thay đổi thái độ của con, giúp con ngoan hơn, nghe lời hơn và chịu hợp tác hơn với cha mẹ nhé!

đối phó và xử trí với trẻ ương bướng

1. Con không chịu mặc quần áo

Thay vì ép con mặc quần áo nhanh vào với những hành động giằng co giữa mẹ và con. Đôi khi còn khiến trẻ đau và mẹ mệt mỏi thì hãy sử dụng chiến thuật mềm dẻo hơn. Ví dụ bạn có thể mười con chơi những trò chơi nhỏ như: bấm giờ mặc quần áo nhanh, thi xem ai tự lấy đồ và mặc xong nhanh nhất, thi thắt nơ áo đẹp, chọn màu sắc quần áo theo ngày trong tuần…

2. Trẻ lười ăn

Nếu trẻ đang tỏ ra chán nản không muốn ăn mà bạn vẫn ép kiểu “ăn nhanh đi”, “ăn nhiều lên” thì sẽ chẳng có chút tác động tới những đứa trẻ lỳ lợm đâu. Bạn nên ngồi xuống cùng ăn với con thay vì để con ăn một mình. Bạn có thể thi xem ai ăn nhanh hơn hoặc cùng con dự đoán số muỗng thức ăn còn lại trong chén của mình. Mục đích chính là giúp tâm trạng con thoải mái, vui vẻ và hào hứng hơn với bữa ăn trước mặt.

3. Đạt thỏa thuận với yêu cầu của trẻ

Nếu bạn chiều chuộng theo tất cả những gì con muốn sẽ khiến con hư hỏng và được đà làm tới. Tuy nhiên với những đứa trẻ bướng bỉnh, nếu bạn không nhượng bộ trước và yêu cầu sau thì con sẽ làm ầm lên hoặc tỏ ra bất cần, chống đối.

Thay vào đó bạn nên cùng trẻ đi đến những thỏa thuận chung ví dụ con sẽ phải bỏ bớt một món đồ chơi cũ ở nhà nếu muốn mua đồ chơi mới. Con sẽ phải ăn hết bữa trưa rồi thì mới có bánh ở bữa phụ. Đưa quyền lựa chọn cho trẻ để trẻ tự phân định thiệt hơn, từ đó tránh xung đột gay gắt giữa hai cha mẹ và con cái.

đối phó và xử trí với trẻ ương bướng


4. Con không chịu nhận lỗi khi làm sai

Nếu bé làm sai mà không chịu nhận lỗi. Bạn bắt phạt nhưng bé cứ lảng tránh, quay đi chỗ khác hoặc nhất quyết không chịu làm theo thì cha mẹ không nên nổi nóng và quát mắng. Bạn hãy nói rõ cho con biết con sai ở đâu và thay vì cứ nhất nhất bắt con úp mặt vào tường, cha mẹ có thể đưa ra mức phạt để con tự lựa chọn như tưới cây hoặc lau nhà, trích rút tiền heo đất nộp phạt hoặc giảm tiền tiêu vặt…

5. Trẻ vùng vằng, ăn vạ, không chịu đi

Tình huống này rất hay gặp ở trẻ. Khi trẻ đột nhiên trở chứng, có thể do trẻ mỏi chân, mệt hay không hứng thú đi tiếp nữa. Trẻ có thể buông tay bố mẹ ra, ăn vạ, la hét hoặc đứng yên và im lặng một chỗ nhất định không chịu di chuyển.

Nếu bạn cố hỏi lý do mà không được thì bạn chỉ có thể thay đổi sự chú ý của bé bằng cách cho bé được đổi vai với bố mẹ, cho trẻ trở thành người làm chủ chuyến đi. Ví dụ mẹ có thể nhờ bé dắt bạn đi tiếp đến nơi nào đó, nhờ bé dắt tay mẹ đi mua bim bim chẳng hạn. Hoặc nói cho trẻ nghe về những điều hấp dẫn đang chờ đợi trẻ ở phía trước. Trẻ sẽ thấy thích thú, thư giãn hơn.

Dạy dỗ một đứa trẻ cứng đầu chưa bao giờ là dễ, những biện pháp cứng rắn, la hét, đánh đòn chỉ khiến trẻ càng phản ứng gay gắt hơn. Phụ huynh nên áp dụng cách dạy dỗ mềm mỏng dịu dàng khi trẻ ương bướng và nhớ rằng không nên vì cảm thấy con quấy rối rồi làm mất mặt mẹ khi không nghe lời trước mặt người khác mà nổi cáu với con.

>> Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết cho trẻ để trở thành người giá trị trong tương lai

5 trường hợp đối phó với một đứa trẻ ương bướng và lì lợm

Luôn là ưu tiên chọn lựa số một của các bậc phụ huynh, đồ chơi vận động trẻ em không chỉ đem lại niềm vui, sự thích thú, hào hứng chơi đùa mà còn giúp thể chất và tinh thần trẻ phấn chấn, làm nâng cao được hệ miễn dịch và phát triển giao tiếp cho các bé.

Thế nhưng vấn đề quan trọng ở đây là làm sao chọn được món đồ chơi vận động tốt nhất. Đừng bỏ qua những gợi ý sau đây để có cách lựa chọn phù hợp nhất cho con mình bạn nhé:

chọn đồ chơi vận động cho bé

1. Chọn những món đồ chơi thật an toàn

Đồ chơi vận động an toàn là đồ chơi có đặc điểm như thế nào? Đó là những đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã trải qua sự kiểm định chất lượng của các cơ quan y tế và nhận được sự cho phép lưu hành trên thị trường. Đồ chơi vận động an toàn còn là những đồ chơi không có cạnh sắc hay mũi nhọn, kích thước quá nhỏ hoặc chứa chất cấm hoặc độc hại để tránh trường hợp gây nguy hiểm cho trẻ trong suốt quá trình chơi và tiếp xúc. Bố mẹ có thể chọn mua trò chơi cầu trượt xích đu cho bé khi đây đang là món đồ chơi an toàn và khoa học vừa cho bé vận động vừa giúp bé thông minh hơn.

Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến từ bạn bè và tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet trước khi chọn mua đồ chơi vận động để biết đồ chơi nào là chất lượng và an toàn cho bé cũng như phân biệt được đâu là loại đồ chơi cấm, chứa chất độc hại và không an toàn cho trẻ.

2. Chọn đồ chơi vận động phù hợp với giới tính, độ tuổi của trẻ.

Sở thích vận động sẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi giới tính các bé, giới tính khác nhau sẽ có những sở thích và cách chơi khác nhau. Đối với các bé trai, các bé thường có xu hướng vận động nhiều ở chân vì các bé thường thích chạy nhảy liên tục, còn các bé gái lại thích những hoạt động nhẹ nhàng và cần sự khéo léo hơn.

Bên cạnh đó, yếu tố độ tuổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sở thích và yêu cầu chọn lựa đồ chơi vận động cho các bé. Nếu bé trong giai đoạn 3 – 6 tuổi, đa phần các bé trai thích chơi các món đồ chơi như: xe đạp 3 bánh, đu quay, ghép hình, con quay, cầu trượt …trong khi các bé gái lại thích chơi cùng sàn nhún lò xo, đất sét nặn, xe kéo búp bê, đồ chơi đồ hàng …

Cho nên, để đảm bảo khai thác được hết hiệu quả của các đồ chơi vận động cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé, các bậc phụ huynh nên có những lựa chọn sáng suốt để chọn được những món đồ chơi hợp lý nhất cho bé.

Tư vấn lắp đặt khu vui chơi ngoài trời cho trẻ em tại khu chung cư-6

3. Chọn đồ chơi vận động có thể giúp bé nâng cao trí tuệ

Cha mẹ nên chọn những đồ chơi không chỉ giúp bé giải trí đơn thuần, mà còn rèn luyện thể lực giúp bé nâng cao sự hiểu biết cũng như kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy logic.

Ngoài ra bé sẽ sáng tạo hơn khi “phát minh” ra những cách chơi mới thú vị hơn, hay bé có thể tập sữa chữa đồ chơi khi bị hư hỏng, từ đó bé sẽ biết trân trọng, giữ gìn đồ chơi kỹ lưỡng hơn.

Với những đồ chơi vận động ngoài trời như: khu vui chơi trẻ em ngoài trời, bập bênh, cầu trượt liên hoàn ngoài trời, con diều, thảm chơi hình công viên, nhà bóng lưới, lều cắm trại, cầu trượt bể bơi ngoài trời, hồ bơi phao, đồ chơi bóng rổ … còn có tác dụng làm tăng sức đề kháng, nâng cao sự hiểu biết và tò mò khám phá về môi trường xung quanh trẻ.

Với những chia sẻ trên chúng tôi tin rằng bạn đã biết cách chọn những món đồ chơi vận động phù hợp nhất cho bé nhà mình. Để mang đến cho bé nhiều lợi ích, vừa giúp bé vui đùa thoải mái lại phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ.

>> Xem thêm: 3 điều cha mẹ cần chú ý khi chọn đồ chơi cho các bé

Chia sẻ phương pháp và cách chọn đồ chơi vận động cho bé

Giao mùa là thời kì thay đổi thích nghi môi trường với con người. Các em nhỏ đề kháng còn yếu sẽ dễ bị ốm khi chưa thích ứng kịp sự thay đổi của môi trường. Đây là cơ hội cho các vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công trẻ nhỏ. Nếu các bậc phụ huynh không kịp thời phòng tránh, và có kế hoạch chăm sóc cho trẻ thì trẻ có thể gặp nguy hiểm. Sau đây là tổng hợp về các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi giao mùa

Các bệnh trẻ thường gặp khi thay đổi thời tiết


Viêm đường hô hấp


Viêm đường hô hấp là bệnh hay gặp do trẻ bị nhiễm khuẩn khi hít thở ở nơi có nguồn bệnh. Bệnh này gồm hai loại là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Viêm đường hô hấp trên được gọi là viêm mũi – họng, viêm Amidan, ho và cảm lạnh. Trong khoảng ba ngày đầu bị bệnh, trẻ sẽ có các biểu hiệu như: sốt cao, chảy nước mũi, nghẹt mũi, vừa ho vừa hắt hơi. Đặc biệt, với trẻ dưới một tuổi sẽ biểu hiện cả quấy khóc và nôn mửa…

Viêm đường hô hấp dưới thường gặp do viêm thanh quản, phế quản, khí quản, tiểu phế quản và phổi. Khi trẻ bệnh sẽ có các dấu hiệu như: thở nhanh, mũi phập phồng, khó thở. Trẻ sơ sinh khi bú dễ bị trướng bụng, da xanh tím…

Viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở các bé < 3 tuổi. Trẻ bị bệnh sẽ thấy đau trong tai, sốt cao 39-40 độ, nôn mửa, kém ăn, đi ngoài dạng lỏng. Một số vấn đề về thính giác khác… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh như:  trẻ bị nhiễm lạnh, do chọc ngoáy làm tổn thương tai và bị viêm, do khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Riêng với trẻ từ 6 – 18 tháng có thể do sức đề kháng yếu hay khi trẻ nằm bú không cẩn thận bị sữa tràn vào tai.

Bệnh tiêu chảy

Đây là bệnh thông thường dễ gặp quanh năm. Khi bị tiêu chảy, trẻ bị đi ngoài liên tục, phân có dạng lỏng và mùi tanh do virut gây nên. Bị tiêu chảy kéo dài làm cơ thể trẻ bị mất nước và muối dẫn đến suy nhược. Bệnh tiêu chảy không khó điều trị nhưng cha mẹ phải có kiến thức đầy đủ và biết cách chữa trị kịp thời, thì mới bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bé.

Bệnh thủy đậu

Được xem là một trong các bệnh lây nhiễm thường gặp ở trẻ vào giao mùa đông – xuân. Bệnh còn có tên khác là trái rạ do siêu vi Varicella zoster gây ra. Thời kì lúc đầu ủ bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu như nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, chán ăn, uể oải…) từ 10 – 20 ngày. Sau đó, da trẻ sẽ xuất hiện các nốt hồng khắp người. Các nốt này chứa bóng nước sẽ đục dần rồi vỡ ra sau đó đóng vẩy. Dịch trong bóng nước nếu dây lên da có thể làm hình thành bóng nước mới. Bệnh dễ bị lây qua đường hô hấp và tiếp xúc thông qua dịch cơ thể.

 Nếu các bậc phụ huynh không chăm sóc và chữa bệnh đúng cách thì bệnh có thể biến chứng thành nhiễm trùng, viêm phổi và viêm não hay dẫn đến tử vong.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng dễ gặp phải ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm khi thời tiết biến đổi. Khi mắc bệnh trẻ sẽ ngứa mũi, hắt xì hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi thậm chí là ù tai và khó thở. Tác nhân gây bệnh là do bị kích ứng đường hô hấp, môi trường ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa… Nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa và điều trị tốt để trẻ thích nghi và miễn kháng dần thì bệnh sẽ trở nặng thành hen phế quản, hen suyễn và viêm amidan.

Các bệnh trẻ thường gặp khi thay đổi thời tiết

Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh dễ gặp và lây nhiễm qua đường hô hấp nhất là khi giao mùa. Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc mầm bệnh từ môi trường xung quanh hoặc đồ chơi, đồ vật không được vệ sinh cẩn thận. Biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh là ho, ho có đờm, chảy nước mũi trong, sốt cao, khó thở và bỏ ăn, thậm chí bị thắt ngực và đau dưới xương ức. Nếu bệnh diễn tiến nặng có thể biến chứng thành suy hô hấp, viêm phổi (do bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa… Bạn nên đưa trẻ đi khám ngay và điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng.

>> Xem thêm: Các bệnh trẻ dễ mắc phải khi lần đầu tiên đi học và đến trường


Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thay đổi thời tiết