Với cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta không bao giờ muốn
để con ở nhà một mình. Nhưng có đôi khi chúng ta phải để con em ở nhà một mình
vì nhiều tình huống khách quan. Nếu con của bạn đã đủ độ lớn thì bạn cũng nên
trang bị cho bé những những kỹ năng ở nhà một mình, vừa là để bé cứng cáp vừa
là để rèn luyện sự tự lập sớm cho trẻ.
Cho con ở nhà một mình sẽ không quá đáng sợ nếu như bạn biết
dạy trẻ các quy tắc an toàn khi cho trẻ ở nhà một mình.
Nhiều lúc do một công việc hay xảy ra một vấn đề nào đó nên phải để con ở nhà trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì vậy bạn nên tham khảo và tìm hiểu các cách dạy trẻ, để đảm bảo an toàn khi trẻ ở nhà một mình, biết cách đối phó với các tình huống có người lạ mang ý đồ xấu và các yếu tố nguy hiểm khi không có cha mẹ ở nhà.
Hôm nay góc mẹ và bé
xin được chia sẻ các quy tắc an toàn dạy trẻ khi ở nhà một mình
- Không mở cửa cho bất kỳ ai lạ mặt:
Khi trẻ ở nhà thì trẻ
chỉ nên mở cửa cho người thân và không trò chuyện với người lạ.
- Không tự ý ra khỏi nhà
- Không nên cho ai biết mình đang ở nhà một mình, kể cả việc
nói chuyện qua điện thoại với bạn bè.
- Chỉ trả lời điện thoại của bố mẹ hoặc người thân gọi đến
- Nếu có anh/chị/em cùng ở nhà, hãy hòa thuận với mọi người
- Không leo trèo nguy hiểm
- Không tò mò nghịch các thiết bị điện
- Không nấu ăn, không dùng đến bếp dù là bếp gas hay bếp điện,
không dùng lò vi sóng …
- Nếu được phép dùng mạng xã hội thì thi thoảng nên check-in
với cha mẹ
- Nếu có sự cố xảy ra thì nên bình tĩnh và gọi cho cha mẹ
- Không chơi và dùng các vật dao, kéo, vật sắc nhọn
Khi cho con ở nhà một mình bạn cần phải thực hiện những điều cần thiết sau:
- Rút phích cắm các thiết bị điện không cần dùng tới
- Dán các số điện thoại quan trọng ở nơi dễ thấy
- Luôn có sẵn bộ dụng cụ sơ cứu, đèn pin và chỉ con cách sử
dụng nếu chẳng may con bị xây xát, đứt tay hay cúp điện.
- Những hóa chất nguy hiểm, thuốc độc hại… cần để trong tủ
và xa tầm tay của trẻ. Nếu có thể hãy khóa lại.
- Để điện thoại cho bé và kiểm tra xem điện thoại hoạt động
tốt hay không.
- Nếu bạn đi lâu, hãy chuẩn bị sẵn bữa ăn cho con, để con
không cần phải hâm nóng trước khi ăn.
- Lập ra một danh sách những việc cần trẻ làm như: hoàn
thành bài tập về nhà, đọc sách… Điều này giúp trẻ không có quá nhiều thời gian để
tò mò nghịch ngợm.
- Khóa tất cả cửa ra vào, để chìa khóa ở chỗ mà con có thể dễ
dàng lấy.
>> Xem thêm: Những
bí quyết nuôi dạy trẻ hướng nội mà cha mẹ nên tham khảo