Social Items

Cha mẹ nào mà không yêu thương con cái, sự nuông chiều mù quáng của họ sẽ đẩy con cái xuống vực thẳm. Trẻ em cần phải chịu đựng một số khó khăn để trải nghiệm những bài học trong cuộc sống thực. Nếu muốn con cái thành đạt trong tương lai, ngay từ bây giờ cha mẹ hãy bắt đầu giáo dục chúng một cách hợp lý. Vì vậy, cha mẹ phải biết 5 điều cần dạy từ nhỏ, sau này trẻ sẽ rất biết ơn.

5 điều cần dạy từ nhỏ giúp con nên người

Các bậc cha mẹ thường rất ngạc nhiên khi nghe các chuyên gia nói rằng họ sẽ không sử dụng bất kỳ hình phạt nào với con cái của họ. Nhưng những đứa trẻ luôn cư xử tốt. Bí mật nuôi dạy con cái của họ có thể khiến bạn ngạc nhiên. Nếu muốn con trưởng thành và nên người thì cha mẹ cần phải biết 5 điều cần dạy từ nhỏ.

>> Xem thêm: Bí quyết dạy trẻ 4 tuổi biết vâng lời cho bố mẹ.


Khuyên con chịu khó học tập

Nhiều trẻ thích chơi hơn là học. Ôm sách sẽ khiến trẻ buồn ngủ, nhưng chơi điện tử sẽ khiến trẻ đam mê. Trường học là nơi khó chịu nhất đối với trẻ em, và việc học chưa bao giờ thú vị bằng việc chơi game. Với những đứa trẻ như vậy, việc học hành của chúng đã trở thành mối quan tâm cấp thiết của các bậc cha mẹ.

Khi còn nhỏ, trẻ chỉ biết đến niềm vui trước mắt, không quan tâm nhiều đến tương lai. Nhưng trên thực tế, nếu một người không có học thức và kỹ năng thì tương lai sẽ vô cùng bấp bênh và không có chỗ đứng trong xã hội. Vì vậy, thay vì nuông chiều con thì cha mẹ cần rèn luyện tính kỷ luật để con chịu khó học hành ngay từ nhỏ.


Kỷ luật bản thân

Đứa trẻ nào cũng đều thích nhàn hạ, nhưng nếu bạn để chúng tận hưởng nó quá nhanh, trẻ sẽ phải trả giá đắt trong tương lai. Nhiều em cứ đụng vào sách là buồn ngủ, ăn uống quá độ, lối sống không khoa học, lười vận động. Lâu dần, không chỉ cơ thể suy nhược mà tinh thần cũng kiệt quệ.

Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân là con đường tự do trong tương lai. Nếu trẻ trau dồi tính tự giác nghiêm khắc từ nhỏ và biết cách kiểm soát ham muốn của mình, chúng sẽ có một cuộc sống chất lượng trong tương lai.

>> Mua hàng: Chọn mua sản phẩm thú nhún lò xo ngoài trời cho bé chơi tại nhà.

Phải chịu được cực khổ

Những đứa trẻ sống ở thành phố hạnh phúc đến nỗi chúng không biết đau là gì. Sống trong môi trường thiên về vật chất, trẻ em thường không biết trân trọng những gì mình đang có.

Việc rèn luyện sức chịu đựng cho trẻ em sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong tương lai. Chúng không chỉ có thể giải phóng tiềm năng của chúng mà còn có thể khơi dậy tinh thần tích cực và dám nghĩ dám làm ở trẻ.


Không ngại vượt qua thất bại

Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, trong cuộc sống luôn có những rắc rối lớn nhỏ. Vì vậy, cha mẹ phải cho con cái nhìn đúng đắn về thất bại, vượt qua thất vọng, đứng lên làm lại.

Không nên chỉ trích trẻ

Không ai tránh khỏi những sai lầm trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người không muốn thừa nhận rằng họ đã sai. Nếu một người tự nguyện nhận lỗi của mình thì người đó phải là người có phẩm chất đạo đức cao.

Khi lớn lên, trẻ nhỏ sẽ không tránh khỏi rất nhiều sai lầm lớn nhỏ. Trẻ phải được khen ngợi nếu trẻ làm tốt và phải bị phạt nếu làm sai. Cha mẹ có thể cho con cơ hội giải thích nhưng về nguyên tắc, con cái không được thỏa hiệp. Chỉ bằng cách này, trẻ mới có thể sửa chữa lỗi lầm của mình và tiếp tục phát triển. Nếu trẻ mắc lỗi mà không được phê bình, trẻ rất dễ nảy sinh tính ích kỷ.

Trên đây là 5 điều cần dạy từ nhỏ giúp con nên người mà cha mẹ nên biết. Hy vọng bài chia sẻ của https://gocmebe.blogspot.com/ sẽ giúp cha mẹ có thêm kỹ năng dạy con một cách đúng đắn nhất.

5 điều cần dạy từ nhỏ giúp con nên người

4 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu nhận biết được nhiều sự vật, sự việc. Lúc này, khả năng nghe nói của trẻ cũng hoàn thiện. Nhiều bé lém lỉnh còn biết ‘cãi đâu ra đấy” khi bị ông bà, bố mẹ mắng. Nhiều người cho rằng trẻ biết trả treo là thông minh, là đáng yêu. 

Tuy nhiên, nếu cứ cho trẻ thoải mái đòi hỏi bất cứ lúc nào thì sẽ khiến bé hình thành thói quen xấu. Vì vậy mà ở giai đoạn trẻ 4 tuổi cần sự quan tâm và dạy dỗ của bố mẹ rất nhiều. Vậy các bậc phụ huynh có biết dạy trẻ 4 tuổi biết vâng lời những gì hay không? Cùng https://gocmebe.blogspot.com/ tìm hiểu ngay trong bài viết này để có lời giải đáp.


Dạy trẻ 4 tuổi biết vâng lời về tính kỷ luật
Tính kỷ luật được xem là yếu tố rất quan trọng để trẻ trở thành đứa trẻ có quy củ và biết nghe lời người lớn. Bởi vậy trong quá trình dạy con 4 tuổi biết vâng lời mẹ không nên bỏ qua việc rèn luyện về tính kỷ luật cho bé.

Tránh răn đe
Rất nhiều bậc phụ huynh sử dụng cách răn đe để dạy trẻ. Tuy nhiên, cách dạy trẻ 4 tuổi như vậy sẽ không mang lại hiệu quả mà còn gây phản tác dụng. Để trẻ có tính kỷ luật tốt mà không cần răn đe, mẹ cần:
- Tạo một môi trường an toàn cho bé bằng cách sắp xếp đồ đạc nội thất trong nhà thật cẩn thận.
- Cho trẻ tiếp xúc với thật nhiều đồ chơi rồi yêu cầu trẻ để gọn gàng sau khi chơi xong.
- Trẻ thường trở nên khó nghe lời khi đói bụng. Do đó, mẹ cần luôn chuẩn bị đồ ăn sẵn cho bé.
- Đưa ra quy định rõ ràng với trẻ.


Rèn tính kỷ luật theo hướng tích cực
Mẹ nên nhớ dạy trẻ 4 tuổi cần theo hướng tích cực. Trẻ lớn lên sẽ tự tin và mạnh dạn hơn. Phương pháp ở đây là:
- Tránh sử dụng hình phạt bằng thể xác
- Mẹ hãy lắng nghe và tìm hiểu lý do trẻ không nghe lời. Bí quyết trong cách dạy con 4 tuổi đó chính là tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ.
- Mẹ hãy kiên nhẫn và linh động với trẻ 4 tuổi. Mẹ cần có sự cảm thông và tôn trọng con khi chúng mắc sai lầm.
- Khoan dung nhưng không nhượng bộ là cách nhiều bà mẹ đã thành công khi rèn tính kỷ luật cho con.

>> Xem thêm: Các sản phẩm đồ chơi mầm non ngoài trời cho trẻ từ 3, 4, 5 tuổi

Dạy trẻ 4 tuổi biết vâng lời về kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội giúp bé tự lập và đối phó với tình huống bất ngờ khi không có bố mẹ bên cạnh. Đặc biệt ở thời kỳ hiện đại, cách nuôi dạy trẻ 4 5 tuổi về kỹ năng xã hội rất quan trọng. Trẻ cần thực hành và tương tác với mọi người xung quanh nhiều hơn.


Bí quyết cách dạy con 4 tuổi học kỹ năng xã hội tốt chính là mẹ hãy cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời và chơi nhóm nhiều hơn. Trẻ cần biết cách chia sẻ đồ chơi để chơi chung cùng mọi người.


Ngoài ra, quá trình tham gia tập thể giúp trẻ rèn luyện được nhiều kỹ năng làm việc theo nhóm. Trẻ biết cách kiềm chế cảm xúc và giải quyết vấn đề nảy sinh theo hướng tích cực. Việc khuyến khích con kết bạn, giao lưu bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển toàn diện hơn.

Mẹ nên nhớ không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau. Vì vậy việc áp dụng phương pháp dạy trẻ 4 tuổi biết vâng lời sẽ ứng dụng linh hoạt tùy theo tính cách của từng bé.

Bí quyết dạy trẻ 4 tuổi biết vâng lời cho bố mẹ.

Nuôi dạy con đúng cách chính là cách mẹ tạo ra cánh cửa để bé tự tin bước vào tương lai. Có thể nói, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và đồng hành cùng con từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. Vì vậy, sự giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Bài viết này, đồ chơi Hà Huy sẽ bật mí bí quyết uốn nắn con nhỏ ngay từ những năm tháng đầu đời hữu hiệu nhất.
Phương pháp nuôi dạy con đúng cách ngay từ nhỏ

Dinh dưỡng và cách ăn của trẻ ở tuổi ăn dặm rất quan trọng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và trí tuệ của trẻ. Bởi vậy một trong những cách nuôi dạy con đúng cách chính là cha mẹ chú ý đến khẩu phần và cách cho con ăn uống khoa học, hợp lý.


Thực tế, giai đoạn ăn dặm của trẻ luôn khiến cha mẹ phải đau đầu, thậm chí là stress. Để khắc phục điều này, cha mẹ cần bỏ túi ngay cách nuôi con nhỏ trong độ tuổi ăn dặm giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn đó là:

- Không cho trẻ ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt như kẹo, bánh trước bữa ăn.
- Hãy cho bé vận động thật nhiều để trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Nấu đa dạng các bữa ăn, hình thức bắt mắt.
- Lên thực đơn theo tuần cho bé.
- Chọn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chất xơ.
- Cho trẻ ăn những món mà chúng yêu thích.


Nuôi dạy con cần biết tôn trọng mọi người

Dạy con đúng cách trước hết là dạy con biết tôn trọng mọi người xung quanh, từ người lớn tới bạn bè đồng trang lứa mà không phân biệt, kỳ thị giới tính,… Cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu thực tế và tốt nhất. Những gì cha mẹ thể hiện hàng ngày trẻ sẽ học rất nhanh. Để trẻ học hỏi được sự tôn trọng cha mẹ cần tôn trọng nhau và tôn trọng mọi người trong lời nói và cả cách hành xử.

Dạy con cách đặt câu hỏi nếu không hiểu

Ở Việt Nam, trẻ thường bị động trong vấn đề đặt câu hỏi. Trẻ chỉ trả lời khi được hỏi, chứ không chủ động trong giao tiếp. Thậm chí nhiều trẻ không biết cách diễn đạt câu trả lời của mình ra sao.

>> Mua đồ chơi ngoài trời cho bé chơi tại nhà: Tại đây.

Chắc hẳn cha mẹ đều biết đến câu nói "Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Chính những câu hỏi của trẻ sẽ giúp khai sáng và đả thông trí tuệ nhiều hơn. Cha mẹ cần giải thích với con rằng, vấn đề đặt câu hỏi là chuyện bình thường. Nếu trẻ không hiểu bất kỳ điều gì đều có thể đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi khi không hiểu được khuyến khích hơn là việc trẻ giấu dốt. Vì chúng giúp trẻ tiến bộ hơn rất nhiều.


Khi trẻ hỏi, cha mẹ không nên cảm thấy khó chịu. Vì một số cha mẹ kêu than con hỏi rất nhiều, đau đầu, cấm trẻ không được hỏi, không được nói. Chính điều này đã khiến đứa trẻ không còn mạnh dạn đưa ra câu hỏi. Đôi khi chúng muốn hỏi mà lại "sợ" cha mẹ quát. Theo thời gian, trẻ không tự tin đưa ra ý kiến và câu hỏi của mình.

Trên đây là phương pháp nuôi dạy con đúng cách mẹ cần nắm rõ được https://gocmebe.blogspot.com/ tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu cha mẹ không chú trọng trong cách nuôi dạy đúng sẽ khiến trẻ phát triển lệch lạc. Tương lai trẻ khó thành công. Vì vậy, cha mẹ cần liên tục học tập và bổ sung kiến thức giáo dục trẻ ngay từ lúc nhỏ.

Phương pháp nuôi dạy con đúng cách mẹ cần nắm rõ

Thời tiết giao mùa thu đông luôn là điều kiện lý tưởng để cho những vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh và lây lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và có thể gặp phải các biến chứng nặng. Bài viết hôm nay mời bạn cùng gocmebe.blogspot.com tìm hiểu bài viết cách nhận biết các bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em ngay dưới đây.


Bệnh giao mùa là gì?
Thời tiết, khí hậu vào thời điểm giao mùa thường hay thay đổi thất thường lúc nắng, lúc mưa là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ vốn còn rất non yếu, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết đó, cộng thêm sự xâm nhập, tấn công của “tổ hợp” tác nhân gây bệnh sẽ khiến cho trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.


Bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả
Dưới đây là các thông tin quan trọng về triệu chứng và cách phòng tránh những bệnh giao mùa thường hay gặp, bố mẹ nên biết để có biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ nhé.

Bệnh tay chân miệng

Theo số liệu Hệ Thống Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm thì từ đầu năm 2021 đến nay, đã có 63 tỉnh thành ghi nhận dịch bệnh tay – chân – miệng với 10.745 người mắc bệnh, trong đó 6.662 trường hợp phải nhập viện để điều trị, rất may chưa có trường hợp nào tử vong.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng: Trẻ nhỏ khi mắc bệnh thường có các nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Nếu trẻ không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có dấu hiệu tiến triển nặng với những triệu chứng như khó thở, nôn trớ, co giật và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… trường hợp xấu có thể gây tử vong.

=>> Tham khảo thêm: Đồ chơi ngoài trời cho trẻ mầm non, giúp trẻ vận động phát triển thể chất, tuy duy tốt nhất.


Phương pháp điều trị bệnh: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay – chân – miệng. Các phương pháp điều trị bệnh hiện tại chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm ở trẻ mà thôi. Do đó, khi thấy ở trẻ có các dấu hiệu bệnh như trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời.


Phòng tránh bệnh:
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, với trẻ sơ sinh thì cho bú nhiều sữa mẹ.
- Mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày cho trẻ.
- Đậy kín lu, bể chứa nước, hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra .
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe,…).

Bệnh cảm cúm
Triệu chứng: khi trẻ nhỏ mắc cảm cúm có thể sẽ bị sốt, nghẹt mũi, đau họng, kèm ho, hắt hơi thường xuyên, nhức mỏi toàn cơ thể. Trong đó triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi có thể kéo dài gây khó chịu cho trẻ.

Phòng tránh:
- Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là ở những vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, cổ, ngực, đầu của trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện cảm cúm.
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, với trẻ sơ sinh thì nên cho bú mẹ nhiều. Mặt khác, tránh cho trẻ ăn thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như kem, đá, trái cây...
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin C nhằm giúp tăng sức đề kháng tốt cho trẻ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.


Viêm đường hô hấp
Triệu chứng: Khi trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp, trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau họng, ho, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ,…Bệnh có thể lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống hàng ngày.

Phòng tránh:
- Thường xuyên cho trẻ nhỏ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người và nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường.
- Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
- Tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
- Không nên cho trẻ đi bơi ở các bể bơi công cộng, hoặc các khu vui chơi giải trí dưới nước.


Bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch còn non yếu, làn da trẻ nhỏ còn mỏng manh dễ bị tác động. Theo như Thống kê số trường hợp viêm da dị ứng tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% trẻ mắc bệnh này. Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa thu đông, bệnh có thể chấm dứt khi trẻ 5 tuổi nhưng số ít trường hợp sẽ kéo dài đến khi trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết: Những dấu hiệu của bệnh gồm: da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch mủ, phù nề,… Một số trẻ khác có thẻ ho, sốt, chán ăn và sụt cân.

Phương pháp điều trị: Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, hiệu quả.

Cách phòng ngừa: Phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng; đồng thời dưỡng ẩm da cho trẻ, che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài; bổ sung đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

Như vậy gocmebe.blogspot.com tìm hiểu vừa chia sẽ Top 04 bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này phần nào giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

04 bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả