Social Items

Thời tiết giao mùa thu đông luôn là điều kiện lý tưởng để cho những vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh và lây lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và có thể gặp phải các biến chứng nặng. Bài viết hôm nay mời bạn cùng gocmebe.blogspot.com tìm hiểu bài viết cách nhận biết các bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em ngay dưới đây.


Bệnh giao mùa là gì?
Thời tiết, khí hậu vào thời điểm giao mùa thường hay thay đổi thất thường lúc nắng, lúc mưa là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ vốn còn rất non yếu, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết đó, cộng thêm sự xâm nhập, tấn công của “tổ hợp” tác nhân gây bệnh sẽ khiến cho trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.


Bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả
Dưới đây là các thông tin quan trọng về triệu chứng và cách phòng tránh những bệnh giao mùa thường hay gặp, bố mẹ nên biết để có biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ nhé.

Bệnh tay chân miệng

Theo số liệu Hệ Thống Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm thì từ đầu năm 2021 đến nay, đã có 63 tỉnh thành ghi nhận dịch bệnh tay – chân – miệng với 10.745 người mắc bệnh, trong đó 6.662 trường hợp phải nhập viện để điều trị, rất may chưa có trường hợp nào tử vong.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng: Trẻ nhỏ khi mắc bệnh thường có các nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Nếu trẻ không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có dấu hiệu tiến triển nặng với những triệu chứng như khó thở, nôn trớ, co giật và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… trường hợp xấu có thể gây tử vong.

=>> Tham khảo thêm: Đồ chơi ngoài trời cho trẻ mầm non, giúp trẻ vận động phát triển thể chất, tuy duy tốt nhất.


Phương pháp điều trị bệnh: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay – chân – miệng. Các phương pháp điều trị bệnh hiện tại chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm ở trẻ mà thôi. Do đó, khi thấy ở trẻ có các dấu hiệu bệnh như trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời.


Phòng tránh bệnh:
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, với trẻ sơ sinh thì cho bú nhiều sữa mẹ.
- Mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày cho trẻ.
- Đậy kín lu, bể chứa nước, hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra .
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe,…).

Bệnh cảm cúm
Triệu chứng: khi trẻ nhỏ mắc cảm cúm có thể sẽ bị sốt, nghẹt mũi, đau họng, kèm ho, hắt hơi thường xuyên, nhức mỏi toàn cơ thể. Trong đó triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi có thể kéo dài gây khó chịu cho trẻ.

Phòng tránh:
- Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là ở những vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, cổ, ngực, đầu của trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện cảm cúm.
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, với trẻ sơ sinh thì nên cho bú mẹ nhiều. Mặt khác, tránh cho trẻ ăn thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như kem, đá, trái cây...
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin C nhằm giúp tăng sức đề kháng tốt cho trẻ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.


Viêm đường hô hấp
Triệu chứng: Khi trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp, trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau họng, ho, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ,…Bệnh có thể lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống hàng ngày.

Phòng tránh:
- Thường xuyên cho trẻ nhỏ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người và nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường.
- Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
- Tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
- Không nên cho trẻ đi bơi ở các bể bơi công cộng, hoặc các khu vui chơi giải trí dưới nước.


Bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch còn non yếu, làn da trẻ nhỏ còn mỏng manh dễ bị tác động. Theo như Thống kê số trường hợp viêm da dị ứng tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% trẻ mắc bệnh này. Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa thu đông, bệnh có thể chấm dứt khi trẻ 5 tuổi nhưng số ít trường hợp sẽ kéo dài đến khi trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết: Những dấu hiệu của bệnh gồm: da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch mủ, phù nề,… Một số trẻ khác có thẻ ho, sốt, chán ăn và sụt cân.

Phương pháp điều trị: Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, hiệu quả.

Cách phòng ngừa: Phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng; đồng thời dưỡng ẩm da cho trẻ, che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài; bổ sung đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

Như vậy gocmebe.blogspot.com tìm hiểu vừa chia sẽ Top 04 bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này phần nào giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

04 bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả

Thời tiết giao mùa thu đông luôn là điều kiện lý tưởng để cho những vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh và lây lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và có thể gặp phải các biến chứng nặng. Bài viết hôm nay mời bạn cùng gocmebe.blogspot.com tìm hiểu bài viết cách nhận biết các bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em ngay dưới đây.


Bệnh giao mùa là gì?
Thời tiết, khí hậu vào thời điểm giao mùa thường hay thay đổi thất thường lúc nắng, lúc mưa là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ vốn còn rất non yếu, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết đó, cộng thêm sự xâm nhập, tấn công của “tổ hợp” tác nhân gây bệnh sẽ khiến cho trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.


Bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả
Dưới đây là các thông tin quan trọng về triệu chứng và cách phòng tránh những bệnh giao mùa thường hay gặp, bố mẹ nên biết để có biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ nhé.

Bệnh tay chân miệng

Theo số liệu Hệ Thống Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm thì từ đầu năm 2021 đến nay, đã có 63 tỉnh thành ghi nhận dịch bệnh tay – chân – miệng với 10.745 người mắc bệnh, trong đó 6.662 trường hợp phải nhập viện để điều trị, rất may chưa có trường hợp nào tử vong.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng: Trẻ nhỏ khi mắc bệnh thường có các nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Nếu trẻ không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có dấu hiệu tiến triển nặng với những triệu chứng như khó thở, nôn trớ, co giật và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… trường hợp xấu có thể gây tử vong.

=>> Tham khảo thêm: Đồ chơi ngoài trời cho trẻ mầm non, giúp trẻ vận động phát triển thể chất, tuy duy tốt nhất.


Phương pháp điều trị bệnh: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay – chân – miệng. Các phương pháp điều trị bệnh hiện tại chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm ở trẻ mà thôi. Do đó, khi thấy ở trẻ có các dấu hiệu bệnh như trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời.


Phòng tránh bệnh:
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, với trẻ sơ sinh thì cho bú nhiều sữa mẹ.
- Mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày cho trẻ.
- Đậy kín lu, bể chứa nước, hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra .
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe,…).

Bệnh cảm cúm
Triệu chứng: khi trẻ nhỏ mắc cảm cúm có thể sẽ bị sốt, nghẹt mũi, đau họng, kèm ho, hắt hơi thường xuyên, nhức mỏi toàn cơ thể. Trong đó triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi có thể kéo dài gây khó chịu cho trẻ.

Phòng tránh:
- Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là ở những vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, cổ, ngực, đầu của trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện cảm cúm.
- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, với trẻ sơ sinh thì nên cho bú mẹ nhiều. Mặt khác, tránh cho trẻ ăn thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như kem, đá, trái cây...
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin C nhằm giúp tăng sức đề kháng tốt cho trẻ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.


Viêm đường hô hấp
Triệu chứng: Khi trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp, trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau họng, ho, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ,…Bệnh có thể lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống hàng ngày.

Phòng tránh:
- Thường xuyên cho trẻ nhỏ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người và nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường.
- Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
- Tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
- Không nên cho trẻ đi bơi ở các bể bơi công cộng, hoặc các khu vui chơi giải trí dưới nước.


Bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch còn non yếu, làn da trẻ nhỏ còn mỏng manh dễ bị tác động. Theo như Thống kê số trường hợp viêm da dị ứng tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% trẻ mắc bệnh này. Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa thu đông, bệnh có thể chấm dứt khi trẻ 5 tuổi nhưng số ít trường hợp sẽ kéo dài đến khi trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết: Những dấu hiệu của bệnh gồm: da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch mủ, phù nề,… Một số trẻ khác có thẻ ho, sốt, chán ăn và sụt cân.

Phương pháp điều trị: Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, hiệu quả.

Cách phòng ngừa: Phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng; đồng thời dưỡng ẩm da cho trẻ, che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài; bổ sung đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

Như vậy gocmebe.blogspot.com tìm hiểu vừa chia sẽ Top 04 bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này phần nào giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

Không có nhận xét nào