Social Items

Theo các nghiên cứu khoa học về giấc ngủ của trẻ em, thì có không ít trẻ nhỏ gặp vấn đề với giấc ngủ. Tỉ lệ từ 30-40% trẻ mắc phải, những trẻ như vậy thường hay mệt mỏi và quấy khóc làm cha mẹ cũng bực bội và mệt mỏi theo.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý
Giờ ngủ và các thói quen trước khi ngủ có những ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế các nhà khoa học về tâm lý trẻ nhỏ đã nghiên cứu và tìm ra được 6 phương pháp dựa trên những thử nghiệm và thống kê thực tiễn. Những phương pháp này có thể giúp trẻ nhỏ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

1. Tạo thói quen đi ngủ

Cho bé đi ngủ vào một thời gian cố định và lặp lại liên tục mỗi ngày, giúp thiết lập thời gian cụ thể và hình thành phản xạ tự nhiên đi vào giấc ngủ theo giờ cho trẻ. Bạn nên xác định rõ các khung giờ ngủ phù hợp với nhịp sinh học thông thường, và nên vào những lúc cha mẹ làm việc hoặc đang cần thực hiện các công việc nhà. Vì khi bé ngủ ngon bạn sẽ có thời gian thực hiện các công việc khác của mình và khi bé dậy là lúc mà bạn đang rảnh và sẵn sàng để chơi đùa và trông nom trẻ.

Hát ru những bài hát quen thuộc, đọc một cuốn sách cho bé, cho bé chơi một loại đồ chơi hoặc chọn một đồ ngủ thân quen… vào những thời gian cố định và lặp lại hàng ngày. Sẽ là các thói quen tạo phản xạ ngủ cho bé. Lưu ý là các thói quen này không bao gồm các trò chơi hoạt động mạnh 1 giờ trước khi ngủ hay đặt bé ở nơi có tiếng ồn lớn, thiết bị điện tử.

Bạn nên tham khảo thêm nhà chơi cho bé mầm non

2. Tiếp xúc da kề da

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, việc tiếp xúc gần gũi da kề da với trẻ nhỏ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Đối nghịch là những đứa trẻ không được da kề da với bố mẹ có nhiều hormone cortisol gây căng thẳng – khiến trẻ dễ bị hoảng sợ và có giấc ngủ không ổn định.

Nếu ban ngày trẻ khó ngủ một mình thì một cái ôm và hôn sẽ làm dịu cảm xúc, giúp trẻ ngủ ngon hơn.

3. Để ánh sáng mờ

Khi bạn để ánh sáng đèn quá sáng và rực rỡ, não bộ trẻ sẽ coi đó như là thông điệp: Hãy tỉnh táo.

Do đó hãy để ánh sáng mờ và tối vừa phải vào ban đêm ở những khung giờ cho bé ngủ. Thêm vào kết hợp với tông giọng dịu nhẹ, êm ả sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý

4. Ở bên cạnh con khi trẻ bắt đầu ngủ

Phương pháp này chứng minh là rất hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ nên ngồi bên cạnh bé khi cho bé ngủ và đợi bé dần dần đi vào sâu giấc rồi mới rời đi. Khi trẻ bắt đầu ngủ một mình, cha mẹ nên làm vậy liên tục trong 3 tuần đầu cho đến khi đi ngủ một mình đã hoàn toàn là điều bình thường với trẻ.

 5. Di chuyển thời gian ngủ

Nếu thấy trẻ không chịu ngủ vào khung giờ cố định mà bạn đang đặt ra, thử di chuyển sớm hoặc muộn hơn 30 phút - 1 giờ. Sau đó dần điều chỉnh thời gian về lại với thời gian mà cha mẹ mong muốn. Bên cạnh đó trước thời gian đi ngủ 2 tiếng hoặc những lúc thích hợp trong ngày nên cho bé chơi một trò chơi nào đó để bé thư giãn và xả hết năng lượng dư thừa.

Có thể bạn đang quan tâm tới cầu trượt xích đu cho bé

6. Tái hiện lại các cơn ác mộng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cơn ác mộng thường xuất hiện ở ít nhất 80,5% trẻ em và có thể khiến bé thức giấc giữa đêm với cảm giác sợ hãi.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý
Cha mẹ có thể giúp trẻ đối phó bằng cách trấn an với con rằng mọi thứ thực ra rất an toàn, con có thể tưởng tượng lại cơn ác mộng đó nhưng với một kết thúc khác, bình yên và hạnh phúc hơn.

Các nhà khoa học cũng đề nghị cha mẹ đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ để giúp bé đối mặt với nỗi sợ hãi tốt hơn.

>>Xem thêm bài viết: Các kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý

 

Hệ thống giáo dục và trường học của Việt Nam hiện nay đang khá yếu, trong việc chuẩn bị tốt cho trẻ em trở nên giá trị trong tương lai.

Một thực tế gây sốc hiện nay là rất nhiều cử nhân, tiến sĩ, kĩ sư tốt nghiệp ở các trường đại học danh giá và thậm chí là du học tốt nghiệp ở nước ngoài. Nhưng lại rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm hoặc chỉ kiếm được những công việc có mức lương thấp và trung bình. Lí giải cho điều này chính là việc họ bị thiếu các kỹ năng sống cần thiết và cơ bản nhất với cuộc sống.

Các kỹ năng cần thiết cho trẻ em để trở thành người giá trị trong tương lai

Từ đó các chuyên gia và tổ chức giáo dục uy tín ngày nay đều khuyến nghị và đưa ra các kỹ năng cần thiết cho trẻ em để các hệ thống giáo dục và cha mẹ chuẩn bị tốt nhất cho trẻ. Giúp trẻ trở nên giá trị trong tương lai.

có thể bạn đang quan tâm đồ chơi vườn cổ tích cho trẻ em

Một số kỹ năng bao gồm:

1. Đặt câu hỏi và tự học

Chúng ta cần trang bị cho trẻ khả năng tự học, tự thấy tò mò và tìm hiểu bất cứ điều gì mà chúng chưa hiểu hoặc cần biết, bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi. Như vậy giúp trẻ học hỏi nhanh hơn mà người lớn không cần phải dạy cho chúng tất cả. Những gì trẻ cần học trong tương lai, trẻ đều có thể tự học và làm được. Thật may mắn khi tò mò và khám phá là bản năng tự nhiên được phát triển ngay khi trẻ còn nhỏ. Chúng ta chỉ cần khuyến khích và định hướng cho trẻ mà thôi. Khi bạn và con bạn gặp phải một hiện tượng hay một vấn đề mới, hãy đặt câu hỏi và khám phá tìm các đáp án có thể với con. Khi bé đặt câu hỏi và muốn tìm câu trả lời hãy thưởng cho bé và gợi ý khuyến khích bé suy nghĩ tìm ra đáp án.

2. Giải quyết các vấn đề

Nếu một đứa trẻ có thể giải quyết vấn đề , nó có thể làm bất cứ công việc gì. Làm một điều gì đó mới hoặc một công việc hay nhiệm vụ mới có thể là điều đáng sợ với bất kì ai, nhưng thực sự nó chính là một vấn đề đang cần được giải quyết. Bất cứ thứ gì mới đến với chúng ta như: một công việc mới, môi trường mới, một nhu cầu mới …tất cả chúng chỉ đơn giản là vấn đề cần được giải quyết. Để dạy con giải quyết vấn đề chúng ta nên cho chúng tập dượt với các công việc đơn giản, ban đầu hướng dẫn từ từ sau đó dần dần để chúng tự giải quyết. Mỗi khi chúng đạt được kết quả tốt hãy tưởng thưởng cho trẻ để khuyến khích. Như vậy dần dần con bạn sẽ tự tin và không có gì chúng chịu bó tay được.

Các kỹ năng cần thiết cho trẻ em để trở thành người giá trị trong tương lai
3. Giải quyết các dự án

Làm việc trên các dự án với con bạn. Luôn lấy các công việc hoặc nhiệm vụ hàng ngày làm hình mẫu áp dụng cho giải quyết dự án. Để cho chúng xem làm thế nào bằng cách làm việc với bạn. Sau đó để tự chúng làm nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Nếu chúng lấy được niềm tin, để cho chúng tự giải quyết nhiều hơn. Ngay sau đó, việc học tập sẽ chỉ là một chuỗi các dự án mà chúng rất hào hứng thực hiện.

4. Tìm kiếm sự đam mê

Đam mê là khi chúng ta thực sự thích làm một công việc hay lĩnh vực nào đó mà không hề cảm thấy mệt hay có cảm giác như ta đang phải làm việc. Mỗi khi được làm việc mình thích bạn cảm thấy thật vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Đam mê sẽ giúp bạn hoàn thành dự án và yêu làm việc đó. Giúp con của bạn tìm thấy những đam mê của chúng bằng cách cho bé thử nhiều việc – thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tìm ra những thứ kích thích nhất với bé mà mỗi lần bé làm việc giống như đang được thưởng thức và ham mê nó. Không kìm nén và có các định hướng hỗ trợ các niềm yêu thích của bé.

Có thể bạn đang quan tâm đến đồ chơi theo thông tư 02 giúp bé tìm hiểu và làm quen với các lĩnh vực ngành nghề thực tế.

5. Sự tự lập

Để bé không ỷ lại và tự chủ được trong cuộc sống, đừng để bé quá phụ thuộc và sự chăm sóc hay giúp đỡ của bố mẹ và người lớn. Tùy theo sức của bé, bạn nên cho bé quen dần với việc tự chăm sóc vệ sinh cá nhân và làm các công việc cá nhân liên quan đến bé. Ban đầu chúng ta có thể làm giúp và hỗ trợ bé nhưng dần dần phải để bé thực hành và tự giải quyết các vấn đề của mình. Được như vậy bé sẽ sớm trưởng thành trong nhân cách và có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm cứng cáp hơn cho cuộc sống tương lai sau này.

Các kỹ năng cần thiết cho trẻ em để trở thành người giá trị trong tương lai
6. Tự cảm thấy hạnh phúc

Có nhiều bậc cha mẹ rất chiều chuộng con cái, giữ chặt chúng, làm cho chúng dựa vào sự hiện diện của chúng ta để tìm kiếm sự hạnh phúc. Khi đứa trẻ lớn lên, nó không biết làm thế nào để có được hạnh phúc. Ngay lập tức nó phải dính chặt vào một người bạn gái hoặc bạn bè. Nếu không được thì chúng đi tìm vui và hạnh phúc ở những thứ bên ngoài khác. Làm chúng quá phụ thuộc vào ngoại cảnh mà không biết phát triển và khai thác thế giới nội tâm bản thân bên trong. Nhưng nếu đứa trẻ học được cách tạo ra hạnh phúc cho riêng mình từ khi còn nhỏ thì nó đã sở hữu kỹ năng trị giá nhất. Mang lại cho trẻ sự riêng tư và tiềm năng phát triển bản thân.

7. Tình thương

Dạy trẻ biết quan tâm và tự đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và chia sẻ. Chúng ta cần điều này để làm việc tốt với những người khác, để chăm sóc cho người khác nhiều hơn cho bản thân mình. Dành tình thương cho con của bạn mọi lúc, và cho người khác. Thể hiện cách làm giảm bớt sự đau khổ của người khác mỗi khi bạn có thể, làm thế nào để làm cho người khác hạnh phúc hơn với sự tử tế nhỏ bé, làm thế nào điều đó có thể làm cho bạn cũng hạnh phúc hơn.

>>Xem thêm bài viết: Một số kỹ năng và lưu ý cần thiết cho trẻ trong thời đại 4.0

8. Sự chấp nhận

Cho con cái của bạn tiếp xúc với tất cả các loại người, từ các chủng tộc khác nhau, tầng lớp đến giới tính khác nhau, đến những tình trạng trí tuệ khác nhau. Cho chúng thấy rằng không những sự khác biệt có thể chấp nhận được, mà sự khác biệt đó còn nên được khuyến khích, và sự đa dạng đó làm cho cuộc sống thật đẹp.

Các kỹ năng cần thiết cho trẻ em để trở thành người giá trị trong tương lai

Theo các nghiên cứu thống kê của bộ giáo dục và từ thực tế cuộc sống hải ngoại thì người Việt Nam chúng ta có tố chất và khả năng không hề kém so với các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật… Chỉ là môi trường giáo dục và hạ tầng tri thức của chúng ta còn yếu và lạc hậu.

Những kỹ năng và lưu ý cần thiết cho trẻ phát triển trong thời đại 4.0

Vì vậy để phát huy được các tố chất của trẻ em Việt Nam thì trẻ nên được rèn luyện các kỹ năng quan trọng và được vui chơi thư giãn nhiều hơn là học tập một cách máy móc.

1. Một số kỹ năng cần thiết cho trẻ

1.1. Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm tập trung vào khả năng thấu hiểu bản thân, phát triển tư duy, kỹ năng quản lý, làm việc độc lập và làm việc nhóm. Giao tiếp chia sẻ với mọi người xung quanh và nâng cao hiệu quả học tập.

Kỹ năng mềm sẽ giúp trẻ biết được sở trường của mình và tìm ra đam mê sớm để có định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai phù hợp.

Những kỹ năng và lưu ý cần thiết cho trẻ phát triển trong thời đại 4.0

1.2. Kỹ năng quản lý tài chính

Trào lưu khởi nghiệp hiện nay đang khá nóng trong giới trẻ, Tuy nhiên hệ lụy do đi theo trào lưu mà chưa chuẩn bị đầy đủ các kiến thức về quản lý tài chính hiệu quả cũng không nhỏ.

Bí mật thành công của những đất nước khởi nghiệp giỏi nhất thế giới nằm ở truyền thống dạy con hiểu về tiền bạc và quản lý tốt chúng. Đây cũng chính là chìa khóa đưa ta đến tự chủ trong cuộc sống.

Trước khi biết nhân tiền thì trẻ phải biết kiếm và giữ tiền trước.

1.3. Kỹ năng sáng tạo

Đây chính là cái gốc cho mọi sáng chế và phát minh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống. Sáng tạo luôn được con người chú trọng và quan tâm đặc biệt ở các nước phát triển.

Khi còn bé, trẻ em nào cũng có nhiều ý tưởng sáng tạo và độc đáo hơn người lớn rất nhiều. Để nuôi dưỡng và kích thích sáng tạo ở trẻ thì việc cho bé vui chơi và tiếp xúc với khoa học tự nhiên là cần thiết.

1.4. Kỹ năng sống cơ bản ngoài thực tế

Để bé có thể tự lập và cứng cáp hơn cần cho bé vui chơi ở các không gian tự nhiên, ngoài trời và nên cho bé học thêm và tiếp xúc một số bộ môn như: Bơi lội, nấu ăn, … Bạn nên cho bé tới các khu vui chơi giải trí trẻ em một cách thường xuyên. Bé vừa học được các kỹ năng cơ bản thực tế lại vừa được giải trí thư giãn.

Xem thêm bài viết: Dạy con cách chơi độc lập như thế nào?

2. Cho bé vui chơi và thư giãn hợp lý

Thời đại 4.0 nên bé tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ như:  Smart tivi, smart phone, máy tính bảng, … Lại thêm các áp lực từ việc học tập với khối lượng lớn kiến thức như ngày nay, làm ảnh hưởng tiêu cực đến bé là khó tránh. Vì thế cần có những trò chơi và giải pháp để cho các bé vui chơi, vận động thư giãn. Như vậy trẻ mới phát triển tự nhiên và toàn diện được

Những kỹ năng và lưu ý cần thiết cho trẻ phát triển trong thời đại 4.0

Các trò chơi bổ ích khuyến nghị cho trẻ hiện nay như: chơi cầu trượt liên hoàn đa năng, chơi nhà bóng, nhà liên hoàn trong nhà, Các loại đồ chơi vận động liên hoàn, bập bênh, thú nhún, đu quay….

Những kỹ năng và lưu ý cần thiết cho trẻ phát triển trong thời đại 4.0

 

"Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh". Đây là một cơ chế tự nhiên tốt nhất cho bé được chứng minh qua lịch sử phát triển lâu dài của loài người. Chân lý này cũng đã được khoa học chứng minh. Hiểu một cách đơn giản rằng, nếu bạn cho con mình sữa mẹ thì bạn đã mang cho con mình nguồn dinh dưỡng quí báu, tình yêu và sự an toàn. Những trẻ bú mẹ sẽ thông minh hơn, ít bệnh hơn.

Biết cách và tư thế cho trẻ bú sữa mẹ đúng

Những việc bạn nên làm là:

cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong giờ đầu sau khi sinh, để tận dụng sữa non. Nếu trẻ không bú được thì hãy vắt sữa mẹ, đút trẻ bằng muỗng. Cho bú mẹ theo nhu cầu, càng lâu, càng nhiều càng tốt.

Để tạo điều kiện cho việc bú sữa mẹ tốt, bà mẹ nên chọn nơi ngồi thoải mái, có thể ngồi tựa lưng hoặc nằm. Bế bé áp sát vào người mẹ, toàn thân trẻ được nâng đỡ (mông, lưng, vai, đầu), mặt trẻ cho hướng về vú mẹ, cho môi trẻ chạm vào vú mẹ, chờ khi miệng bé há rộng sẽ cho trẻ ngậm vú. Hãy bảo đảm bé ngậm bắt vú tốt, tức bạn nhìn thấy môi dưới bé trề bật ra, quầng vú mẹ phía trên nhiều hơn phía dưới. Ở tư thế này mẹ thoải mái nên có thể ngồi hay nằm lâu cho trẻ bú, trẻ bú dễ dàng nên nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ.


Bà mẹ nên biết cách giữ gìn sức khỏe khi cho trẻ bú:

ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ quá mức. Trước khi cho trẻ bú bà mẹ nên uống một ly sữa, uống thêm nước. Tranh thủ khi trẻ ngủ thì bà mẹ cũng ngủ, nghỉ ngơi thì mới có sức khỏe chăm sóc bé.

Giữ ấm và theo dõi thân nhiệt trẻ

"Cơm no, áo ấm" là 2 nhu cầu thiết yếu của con người. Với trẻ sơ sinh, việc giữ ấm càng cực kỳ quan trọng. Thật vậy, trẻ có thể bệnh hoặc tử vong vì lạnh. Việc giữ ấm cho trẻ khá dễ dàng ngay cả mùa lạnh. Bạn chuẩn bị phòng ấm áp, đóng bớt cửa tránh gió lạnh lùa vào, mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội nón, mang vớ cho trẻ, cho bé nằm cạnh mẹ, thay tã ngay khi ướt, mẹ ôm bé vào lòng, cho bé bú mẹ đầy đủ. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì bạn nên áp dụng những biện pháp trên để làm trẻ ấm (mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ...).

Giữ vệ sinh cho trẻ

Biết cách rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh:

rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nhớ phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.

Tắm trẻ:

trước khi tắm bé bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn thoa, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bông ráy tai. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, rồi lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Sau đó bạn tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy và lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục, lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Trẻ sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh, bé không dơ quá thì có thể lau cho bé. Điều quan trọng là bạn tránh bé bị lạnh khi tắm.

Chăm sóc rốn:

rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng cồn 700. Nhưng việc dùng dung dịch sát trùng như cồn sẽ làm rốn lâu rụng hơn nước muối sinh lý. Sau khi chăm sóc rốn, bạn nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tả dưới rốn.


Chăm sóc mắt:

lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Chăm sóc da:

giữ phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tả khi ướt và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng.

Chăm sóc tư thế và tạo môi trường sống ấm áp, sạch sẽ:

tránh trẻ lui tới nơi đông người, khói thuốc lá, người bị bệnh nhiễm trùng hô hấp. Luôn giữ phòng ấm áp, thoáng khí, các đồ dùng phải sạch để tránh lây nhiễm cho trẻ. Nên cho trẻ nằm đầu cao, nằm ngửa xen kẽ nằm nghiêng.

Theo dõi và giải quyết những tình huống thường gặp

Ngoài việc hàng ngày chăm lo và theo dõi việc ăn, bú, ngủ, tiêu, tiểu bạn cần quan tâm theo dõi xem bé có bị thở nhanh hay thở rút lõm ngực nặng không? Bé có bị lạnh hay nóng quá không? Da bé có bị vàng không? Rốn bé có hay bị chảy máu, mủ gì không? Xem trẻ có bị ọc ói gì không?

Những việc cần làm khi trẻ khóc:

cần xem bé có bị đói không, hãy cho trẻ bú, khi trẻ no sẽ hết khóc. Xem trẻ có tiêu, tiểu gây ướt da, lạnh hay trẻ chưa đi tiêu, tiểu được. Kiểm tra, thay tã hay cho bé đi tiêu. Xem trẻ có bị lạnh hay nóng quá không? Tùy theo nhiệt độ môi trường và thân nhiệt trẻ bạn sẽ quyết định mặc thêm áo, quần, đắp thêm chăn hay cởi bỏ bớt ra. Bạn có thể kiểm tra trẻ xem có côn trùng chui vào cắn bé không? Có vật gì như kim gút tụt ra đâm vào bé không? Bạn hãy dỗ dành bé, ôm bé vào lòng, ở nơi yên tĩnh. Nếu mọi cố gắng trên đều không dỗ nín được trẻ bạn nên gọi giúp đỡ hay mang trẻ đến cơ sở y tế.



Biết khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế:

bú kém, bỏ bú; Thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở rút lõm ngực nặng; Li bì; Sốt hoặc hạ thân nhiệt; Tiêu máu, ói máu; Vàng da; Rốn đỏ chảy máu, mủ; Khóc thét bất thường.

Biết cách cho uống thuốc và nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo:

nếu trẻ cần phải dùng thuốc, hãy chắc rằng bạn hiểu và thực hiện được các y lệnh ghi trên toa thuốc. Nếu không rõ, hãy hỏi lại. Không tự ý cho uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ ngay cả thuốc bổ.

Bạn nên nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo để thu xếp mang bé chủng ngừa đúng hẹn.

==>> Xem thêm bài viết: 5 cách nuôi dạy trẻ từ 2-3 tuổi chăm ngoan và biết phân biệt đúng sai

(Báo: suckhoedoisong)

Các kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh