Social Items

Theo các nghiên cứu khoa học về giấc ngủ của trẻ em, thì có không ít trẻ nhỏ gặp vấn đề với giấc ngủ. Tỉ lệ từ 30-40% trẻ mắc phải, những trẻ như vậy thường hay mệt mỏi và quấy khóc làm cha mẹ cũng bực bội và mệt mỏi theo.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý
Giờ ngủ và các thói quen trước khi ngủ có những ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế các nhà khoa học về tâm lý trẻ nhỏ đã nghiên cứu và tìm ra được 6 phương pháp dựa trên những thử nghiệm và thống kê thực tiễn. Những phương pháp này có thể giúp trẻ nhỏ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

1. Tạo thói quen đi ngủ

Cho bé đi ngủ vào một thời gian cố định và lặp lại liên tục mỗi ngày, giúp thiết lập thời gian cụ thể và hình thành phản xạ tự nhiên đi vào giấc ngủ theo giờ cho trẻ. Bạn nên xác định rõ các khung giờ ngủ phù hợp với nhịp sinh học thông thường, và nên vào những lúc cha mẹ làm việc hoặc đang cần thực hiện các công việc nhà. Vì khi bé ngủ ngon bạn sẽ có thời gian thực hiện các công việc khác của mình và khi bé dậy là lúc mà bạn đang rảnh và sẵn sàng để chơi đùa và trông nom trẻ.

Hát ru những bài hát quen thuộc, đọc một cuốn sách cho bé, cho bé chơi một loại đồ chơi hoặc chọn một đồ ngủ thân quen… vào những thời gian cố định và lặp lại hàng ngày. Sẽ là các thói quen tạo phản xạ ngủ cho bé. Lưu ý là các thói quen này không bao gồm các trò chơi hoạt động mạnh 1 giờ trước khi ngủ hay đặt bé ở nơi có tiếng ồn lớn, thiết bị điện tử.

Bạn nên tham khảo thêm nhà chơi cho bé mầm non

2. Tiếp xúc da kề da

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, việc tiếp xúc gần gũi da kề da với trẻ nhỏ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Đối nghịch là những đứa trẻ không được da kề da với bố mẹ có nhiều hormone cortisol gây căng thẳng – khiến trẻ dễ bị hoảng sợ và có giấc ngủ không ổn định.

Nếu ban ngày trẻ khó ngủ một mình thì một cái ôm và hôn sẽ làm dịu cảm xúc, giúp trẻ ngủ ngon hơn.

3. Để ánh sáng mờ

Khi bạn để ánh sáng đèn quá sáng và rực rỡ, não bộ trẻ sẽ coi đó như là thông điệp: Hãy tỉnh táo.

Do đó hãy để ánh sáng mờ và tối vừa phải vào ban đêm ở những khung giờ cho bé ngủ. Thêm vào kết hợp với tông giọng dịu nhẹ, êm ả sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý

4. Ở bên cạnh con khi trẻ bắt đầu ngủ

Phương pháp này chứng minh là rất hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ nên ngồi bên cạnh bé khi cho bé ngủ và đợi bé dần dần đi vào sâu giấc rồi mới rời đi. Khi trẻ bắt đầu ngủ một mình, cha mẹ nên làm vậy liên tục trong 3 tuần đầu cho đến khi đi ngủ một mình đã hoàn toàn là điều bình thường với trẻ.

 5. Di chuyển thời gian ngủ

Nếu thấy trẻ không chịu ngủ vào khung giờ cố định mà bạn đang đặt ra, thử di chuyển sớm hoặc muộn hơn 30 phút - 1 giờ. Sau đó dần điều chỉnh thời gian về lại với thời gian mà cha mẹ mong muốn. Bên cạnh đó trước thời gian đi ngủ 2 tiếng hoặc những lúc thích hợp trong ngày nên cho bé chơi một trò chơi nào đó để bé thư giãn và xả hết năng lượng dư thừa.

Có thể bạn đang quan tâm tới cầu trượt xích đu cho bé

6. Tái hiện lại các cơn ác mộng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cơn ác mộng thường xuất hiện ở ít nhất 80,5% trẻ em và có thể khiến bé thức giấc giữa đêm với cảm giác sợ hãi.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý
Cha mẹ có thể giúp trẻ đối phó bằng cách trấn an với con rằng mọi thứ thực ra rất an toàn, con có thể tưởng tượng lại cơn ác mộng đó nhưng với một kết thúc khác, bình yên và hạnh phúc hơn.

Các nhà khoa học cũng đề nghị cha mẹ đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ để giúp bé đối mặt với nỗi sợ hãi tốt hơn.

>>Xem thêm bài viết: Các kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý

Theo các nghiên cứu khoa học về giấc ngủ của trẻ em, thì có không ít trẻ nhỏ gặp vấn đề với giấc ngủ. Tỉ lệ từ 30-40% trẻ mắc phải, những trẻ như vậy thường hay mệt mỏi và quấy khóc làm cha mẹ cũng bực bội và mệt mỏi theo.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý
Giờ ngủ và các thói quen trước khi ngủ có những ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế các nhà khoa học về tâm lý trẻ nhỏ đã nghiên cứu và tìm ra được 6 phương pháp dựa trên những thử nghiệm và thống kê thực tiễn. Những phương pháp này có thể giúp trẻ nhỏ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

1. Tạo thói quen đi ngủ

Cho bé đi ngủ vào một thời gian cố định và lặp lại liên tục mỗi ngày, giúp thiết lập thời gian cụ thể và hình thành phản xạ tự nhiên đi vào giấc ngủ theo giờ cho trẻ. Bạn nên xác định rõ các khung giờ ngủ phù hợp với nhịp sinh học thông thường, và nên vào những lúc cha mẹ làm việc hoặc đang cần thực hiện các công việc nhà. Vì khi bé ngủ ngon bạn sẽ có thời gian thực hiện các công việc khác của mình và khi bé dậy là lúc mà bạn đang rảnh và sẵn sàng để chơi đùa và trông nom trẻ.

Hát ru những bài hát quen thuộc, đọc một cuốn sách cho bé, cho bé chơi một loại đồ chơi hoặc chọn một đồ ngủ thân quen… vào những thời gian cố định và lặp lại hàng ngày. Sẽ là các thói quen tạo phản xạ ngủ cho bé. Lưu ý là các thói quen này không bao gồm các trò chơi hoạt động mạnh 1 giờ trước khi ngủ hay đặt bé ở nơi có tiếng ồn lớn, thiết bị điện tử.

Bạn nên tham khảo thêm nhà chơi cho bé mầm non

2. Tiếp xúc da kề da

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, việc tiếp xúc gần gũi da kề da với trẻ nhỏ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Đối nghịch là những đứa trẻ không được da kề da với bố mẹ có nhiều hormone cortisol gây căng thẳng – khiến trẻ dễ bị hoảng sợ và có giấc ngủ không ổn định.

Nếu ban ngày trẻ khó ngủ một mình thì một cái ôm và hôn sẽ làm dịu cảm xúc, giúp trẻ ngủ ngon hơn.

3. Để ánh sáng mờ

Khi bạn để ánh sáng đèn quá sáng và rực rỡ, não bộ trẻ sẽ coi đó như là thông điệp: Hãy tỉnh táo.

Do đó hãy để ánh sáng mờ và tối vừa phải vào ban đêm ở những khung giờ cho bé ngủ. Thêm vào kết hợp với tông giọng dịu nhẹ, êm ả sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý

4. Ở bên cạnh con khi trẻ bắt đầu ngủ

Phương pháp này chứng minh là rất hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ nên ngồi bên cạnh bé khi cho bé ngủ và đợi bé dần dần đi vào sâu giấc rồi mới rời đi. Khi trẻ bắt đầu ngủ một mình, cha mẹ nên làm vậy liên tục trong 3 tuần đầu cho đến khi đi ngủ một mình đã hoàn toàn là điều bình thường với trẻ.

 5. Di chuyển thời gian ngủ

Nếu thấy trẻ không chịu ngủ vào khung giờ cố định mà bạn đang đặt ra, thử di chuyển sớm hoặc muộn hơn 30 phút - 1 giờ. Sau đó dần điều chỉnh thời gian về lại với thời gian mà cha mẹ mong muốn. Bên cạnh đó trước thời gian đi ngủ 2 tiếng hoặc những lúc thích hợp trong ngày nên cho bé chơi một trò chơi nào đó để bé thư giãn và xả hết năng lượng dư thừa.

Có thể bạn đang quan tâm tới cầu trượt xích đu cho bé

6. Tái hiện lại các cơn ác mộng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cơn ác mộng thường xuất hiện ở ít nhất 80,5% trẻ em và có thể khiến bé thức giấc giữa đêm với cảm giác sợ hãi.

Giúp trẻ ngủ độc lập và sâu giấc tới sáng nhờ 6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý
Cha mẹ có thể giúp trẻ đối phó bằng cách trấn an với con rằng mọi thứ thực ra rất an toàn, con có thể tưởng tượng lại cơn ác mộng đó nhưng với một kết thúc khác, bình yên và hạnh phúc hơn.

Các nhà khoa học cũng đề nghị cha mẹ đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ để giúp bé đối mặt với nỗi sợ hãi tốt hơn.

>>Xem thêm bài viết: Các kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh